(HBĐT) - Ấn tượng đầu tiên khi gặp thầy thuốc đông y Lê Thị Miểu, xóm Tân Lập, xã Dân Chủ (TP Hòa Bình) là khuôn mặt phúc hậu, nụ cười thân thiện, dáng người nhanh nhẹn, hoạt bát hơn hẳn so với tuổi gần thất thập của bà. Không chỉ là người kết hợp từ bài thuốc y học cổ truyền với những bài thuốc của những bà lang, bà mế, hàn gắn cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn mà bà còn giúp đỡ nhiều bệnh nhân khó khăn khi đến khám, chữa bệnh.


Không chỉ bốc thuốc chữa bệnh, bà Lê Thị Miểu còn tư vấn cách chăm sóc sức khỏe thai nhi, trẻ nhỏ cho những bệnh nhân hiếm muộn.

Một ngày cuối tuần, như thường lệ, vài hộ gia đình hiếm muộn được bà chữa trị đến chơi. Vợ chồng anh Tạ Văn Hùng và chị Phan Thị Hằng ở tổ 3, phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình cho biết: Vợ chồng tôi lấy nhau 5 năm mà không thể sinh con. 4 lần mang thai đều bị hỏng. Đi chữa nhiều nơi cả đông y và tây y nhưng đều không được. Nghe mọi người mách chúng tôi đến khám. Bà Miểu bảo vợ tôi gan bị phong thấp, khi có thai, bắt mạch không có tim thai. Sau khám, uống thuốc 2 tháng, vợ tôi đã có thai. Đến giờ vợ chồng tôi đã có cháu gái được hơn 3 tuổi. Gia đình chúng tôi biết ơn bà nhiều.

Ngoài vợ chồng anh Hùng, nhiều năm qua, bà Miểu đã giúp hàng chục gia đình hiếm muộn có hạnh phúc khi được làm cha, làm mẹ.

Bà Miểu chia sẻ: Những năm gần đây, các cặp vợ chồng hiếm muộn ngày càng tăng. Nguyên nhân xuất phát từ môi trường sống, thực phẩm không an toàn, chế độ sinh hoạt không lành mạnh… Do vậy, để có thai và sinh được con là niềm hạnh phúc của họ. Nhiều người đã đi chữa trị nhiều nơi, tốn kém về kinh tế. Khi họ đến đây chỉ mang hy vọng nhỏ nhoi. Có người lặn lội hàng trăm cây số đến khám, tiền thuốc cũng không đủ. Với những người bệnh nặng phải ở lại điều trị, gia đình bà tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân.

Chị Nguyễn Thị Thìn ở xóm Đồng Gạo, xã Thống Nhất, TP Hòa Bình cho biết: Gia đình tôi hiếm muộn, rất khó khăn trong việc sinh con. Khi được bà Miểu chữa trị, giúp đỡ, nay tôi đã có cháu gái 5 tuổi. Để sinh cháu thứ 2, tôi cũng uống thuốc của bà, đến giờ đã có thai. Thỉnh thoảng tôi cũng qua đây để bà tư vấn cách chăm sóc sức khỏe thời kỳ mang thai.

Từ những năm 1980 bà Miểu làm việc cho một cơ sở đông y ở Hà Nội. Qua thời gian làm việc ở đây, bà thấy yêu thích nghề chữa bệnh bằng đông y. Năm 1983, Hội Đông y TP Hà Nội tổ chức dạy nghề cho những người học xong phổ thông. Bà đăng ký theo học. Vừa học, vừa làm bà tiếp tục theo học Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Sau khi ra trường, bà về làm việc tại xí nghiệp thuốc dân tộc, nay là Công ty cổ phần Y dược học dân tộc Hòa Bình. Ngoài thời gian đi làm, bà còn nghiên cứu những cây thuốc của người dân tộc ở Hòa Bình và phát hiện ra nhiều loại cây thuốc quý. Đưa tôi đi thăm phòng thuốc, bà Miểu giới thiệu những loại cây thuốc và tác dụng của nó. Bà cho biết: Trong tự nhiên có rất nhiều cây thuốc chữa được bệnh. Cái quan trọng là người thầy thuốc nắm được tính năng từng loại cây và kết hợp để bốc ra được bài thuốc. Cách chữa bệnh của tôi là khi chữa bất cứ bệnh gì thì tìm ra nguyên nhân khởi phát rồi bắt đầu điều trị từ nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân đến phải bắt mạch nắm rõ tình trạng bệnh để biết được bệnh nhân bị hàn, nhiệt, phong, thấp. Tôi nắm rõ nguyên nhân từ người vợ hay người chồng rồi mới bốc thuốc điều trị. Người thầy thuốc phải đặt việc chữa bệnh cho bệnh nhân lên hàng đầu. Nếu tính việc vụ lợi sẽ không chữa được bệnh và bệnh nhân chỉ đến một lần, dần sẽ mất nghề.

 

                                                                                       Việt Lâm

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục