(HBĐT) -Đợt dịch sốt xuất huyết hồi tháng 8 năm ngoái, xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) có 4 bệnh nhân. Trong đó, 2 bệnh nhân đi làm xa về nhà và ở nơi khác đến sinh sống. Còn 2 bệnh nhân là Bùi Thị Lợi và Vũ Thị Khánh Huyền ở xóm Rậm và xóm Chùa là bệnh nhân nội sinh tại địa phương.


Đường liên thôn ở xóm Chùa - xóm Rậm, xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) không có cống thoát nước, là nơi trú ngụ của muỗi, loăng quăng gây sốt xuất huyết.

Trao đổi với chúng tôi, bà Đặng Thị Nhàn, Trạm trưởng trạm y tế xã Thống Nhất cho biết: Sau đợt dịch năm ngoái, trạm y tế cùng các ban, ngành, đoàn thể đã triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch. Từ đó đến nay, trên địa bàn không phát hiện người bị sốt xuất huyết. Theo nhận định chủ quan của chúng tôi thì nhiều năm nay, trên địa bàn xã không xuất hiện muỗi, loăng quăng gây sốt xuất huyết. Xã Thống Nhất nằm trên quốc lộ 6 tránh TP Hòa Bình nên lượng người, xe qua lại đông. Dọc đoạn đường này có nhiều nhà hàng ăn uống, kinh doanh dịch vụ… phục vụ khách qua đường nên rất có thể đợt dịch sốt xuất huyết năm ngoái là muỗi được di cư từ nơi có dịch về.

Theo kết quả giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh vào tháng 9/2018 thì chỉ số mật độ muỗi ở xóm Rậm là 1,67 con/nhà, chỉ số loăng quăng/bọ gậy là 100 con. Tại xóm Chùa mật độ muỗi 0,5 con/nhà, chỉ số loăng quăng/bọ gậy là 20 con. Trong khi đó mật độ muỗi chỉ bằng hoặc 0,5 con/nhà, chỉ số loăng quăng/bọ gậy bằng hoặc trên 20 con là nguy cơ bùng phát dịch rất cao.

Một người dân ở xóm Chùa, xã Thống Nhất cho biết: Ở khu vực này, ngoài những hộ ở mặt đường kinh doanh buôn bán dịch vụ thì hầu hết các hộ trong xóm đều có vườn để chăn nuôi như trâu, bò, lợn, gà, hươu… Tuy nhiên, có một số hộ làm công tác vệ sinh kém, đổ phân, nước thải bừa bãi ra vườn, không xây hố chứa, không xử lý. Đây là một trong những môi trường tốt để muỗi, loăng quăng phát triển. Nhiều hộ trong xóm để vườn tạp, cây cối rậm rạp, tạo nơi trú ngụ cho muỗi. Mặt khác, tại một số điểm của xóm chưa có cống rãnh thoát nước thải, bà con vẫn dùng biện pháp tự ngấm hoặc đào rãnh thoát nước ở đất nên thường xuyên bị ứ đọng, là môi trường tốt cho loăng quăng trú ngụ.

Cũng theo bà Đặng Thị Nhàn, qua đợt giám sát ổ dịch vừa qua cho thấy, tại điểm ổ dịch cũ ở xóm Chùa và xóm Rậm phát hiện muỗi, bọ gậy tỷ lệ cao, gây dịch. Nguy cơ cao vẫn là nơi có các nhà hàng, kinh doanh dịch vụ xả rác nhiều, ý thức vệ sinh môi trường kém là nơi trú ngụ, phát triển muỗi, loăng quăng. Sau khi giám sát, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố tổ chức phun phòng dịch đợt 1 trong bán kính 200m ở ổ dịch cũ và nơi phát hiện nhiều muỗi, loăng quăng. Trạm y tế xã đã tham mưu UBND xã đề nghị các ban, ngành, đoàn thể, xóm triển khai tổng vệ sinh đường phố, nơi thoát nước, nơi có nguy cơ phát triển dịch bệnh sốt xuất huyết ít nhất 2 tuần/lần. Trạm y tế xã giao y tế thôn, bản phụ trách địa bàn thường xuyên kiểm tra, triển khai thu dọn rác, nước thải, nhất là ở những điểm nhà hàng, kinh doanh dịch vụ nơi đông người…

                                                                                         Việt Lâm

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục