(HBĐT) - Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng với những biểu hiện và diễn biến âm thầm, bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.


(Trung tâm truyền thông GDSK tỉnh) Bác sỹ Bệnh viện Nội tiết tỉnh điều trị cho bệnh nhân bị biến chứng đái tháo đường.

 

ĐTĐ là bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao, qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

ĐTĐ là bệnh không lây nhiễm những bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Đã 18 năm nay, bà Lưu Thị Vui, 62 tuổi ở tổ 1, phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình sống chung với bệnh ĐTĐ. Sau gần 20 năm bị bệnh, sức khỏe của bà Vui yếu đi nhiều. Bà không còn kinh doanh hàng ăn như trước nữa mà chỉ bán bánh tại nhà, công việc không phải đi lại nhiều. Hai năm trở lại đây, cứ định kỳ 1 lần/tháng, bà phải vào viện tái khám do bàn chân phải bị biến chứng, loét sâu, đi lại rất khó khăn.

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Nội tiết tỉnh, bình quân mỗi ngày có khoảng 60 - 100 người khám bệnh ĐTĐ, tính đến cuối tháng 9/2018, tổng số bệnh nhân khám sàng lọc ĐTĐ 6.816 lượt người, trong đó, số bệnh nhân điều trị nội trú 387 lượt người, bệnh nhân điều trị ngoại trú 500 lượt người, số bệnh nhân đang quản lý 1.305 người. Nhằm hạn chế những biến chứng cho người mắc bệnh và phòng bệnh ở cộng đồng trong năm 2018, Bệnh viện Nội tiết đã tổ chức khám sàng lọc ĐTĐ tại 4 xã của huyện Lương Sơn; tổ chức 2 lớp đào tạo điều trị và quản lý dự phòng bệnh ĐTĐ cho cán bộ trạm y tế các xã, thị trấn huyện Lương Sơn.

Bác sỹ CKI Ngô Xuân Kỳ, Trưởng khoa ĐTĐ, Bệnh viện Nội tiết tỉnh cho biết: Biến chứng của bệnh ĐTĐ có rất nhiều và chia thành 2 loại, biến chứng cấp tính và mạn tính. Biến chứng cấp tính xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, có thể hôn mê, thậm chí rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Biến chứng mạn tính hậu quả làm tăng đường huyết kéo dài. Lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ khiến cho quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ, từ đó gây tổn thương tới các mạch máu và tế bào thận, mắt, thần kinh ngoại biên và mạch máu, là những nơi xảy ra tổn thương nhiều nhất. Biến chứng gây tổn thương ở tim mạch là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp, phổ biến nhất là gây tắc mạch vành tim, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong. Biến chứng của bệnh ĐTĐ thực sự rất nguy hiểm nhưng có thể ngăn chặn nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu.

ở mọi lứa tuổi, khi thấy các triệu chứng bất thường như: ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều và gầy sụt cân nhanh. Trường hợp thấy vết thương lâu lành, có cảm giác kiến bò, kim châm… nên nghĩ đến bệnh ĐTĐ. Có thể có cùng lúc nhiều triệu chứng nhưng chỉ cần một triệu chứng thì nên đến bệnh viện chuyên khoa Nội tiết để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi bệnh ĐTĐ, vì vậy thay đổi hành vi và lối sống là biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả nhất.

 Thùy Dung(CTV)


Các tin khác


Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục