(HBĐT) - Theo bác sĩ Chu Xuân Khánh, Phó trưởng khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện đa khoa tỉnh thì trong khoảng một tuần trở lại đây, lượng bệnh nhân được đưa đến khoa Cấp cứu tăng gần gấp đôi so với thời điểm trước. Nếu như những tuần trước, mỗi ngày, khoa chỉ tiếp nhận khoảng 4-5 bệnh nhân/ngày thì trong mấy ngày rét đậm gần đây có khoảng 7-8 bệnh nhân phải nhập viện mỗi ngày.


 

Bệnh nhân đột quỵ mới nhập viện tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh

 

Các bệnh nhân chủ yếu phải cấp cứu do bị tai biến mạch máu não, đột quỵ, viêm phổi... với các diễn biến nặng, thậm chí rất nặng. Đặc biệt nhất là bệnh đột quỵ người già chiếm phần lớn. Hiện tại, đến buổi sáng ngày 13/12 cả khoa có 28 bệnh nhân đang nằm viện. Nhưng có đến 22 bệnh nhân bị đột quỵ, còn lại là bệnh nhân bệnh viêm phổi và các bệnh khác. Đây chỉ là số bệnh nhân đang điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu. Do điều kiện đang sửa chữa nên một số bệnh nhân đột quỵ cũng đã được chuyển sang một số khoa khác có chức năng điều trị tương đương để điều trị.

Cũng theo bác sĩ Khánh: Người già vốn rất nhạy cảm với thời tiết, phần lớn đã có sẵn bệnh nền, cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, nên khi nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ không thể thích nghi kịp, dẫn đến nhiễm lạnh và gây bệnh. Đặc biệt những người có sẵn bệnh huyết áp, tim mạch sẽ dễ bị ảnh hưởng nhất. Bác Nguyễn Quý Năng, năm nay 85 tuổi ở xã Sủ Ngòi, Thành phố Hòa Bình cho biết: Tôi bị bệnh co thắt động mạch vành tim gần 10 năm nay. Mỗi lần thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh là bị khó thở. Cách đây 4 ngày khi thời tiết rét đột ngột thì tôi phải nhập viện ngay. Bác sĩ Khánh cũng khuyến cáo, trong thời tiết rét đậm, người già không nên ra ngoài vào buổi tối, nếu bắt buộc phải đi ngoài thì nên đi bằng phương tiện như ô tô, taxi để không bị lạnh, gió lùa. Thường xuyên giữ ấm cơ thể. Đặc biệt, không đi tập thể dục hoặc ra ngoài lúc sáng sớm trong những ngày giá rét sẽ dễ nhiễm lạnh rất nguy hiểm. Với những người già yếu đang được chăm sóc tại nhà, nếu hay đi tiểu đêm phải bố trí đi vệ sinh tại phòng, không nên dậy và đi ra khỏi phòng. Với những người đang bị bệnh người nhà có thể gọi nhân viên y tế tới nhà để thăm khám nếu người già có các dấu hiệu bất ổn về sức khỏe, tránh phải đi ra ngoài. Chỉ khi có biểu hiện nặng, không thể xử lý tại nhà mới nên đưa đến bệnh viện. Chế độ chăm sóc cũng cần chú ý phải đảm bảo thức ăn, đồ uống ấm; với những người bị bệnh mãn tính phải uống thuốc đều đặn, đúng giờ theo chỉ định.

Cũng như khoa hồi sức cấp cứu, tại khoa Nhi bệnh viện tỉnh trong thời gian gần đây cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhân viêm đường hô hấp trên. Theo bác sĩ Đinh Thị Diệu, trưởng khoa nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh thì nguyên nhân là do thời tiết chuyển mùa thay đổi từ nóng sang lạnh, độ ẩm trong không khí thấp... là những yếu tố thuận lợi cho virút, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Yếu tố này kết hợp với hệ thống miễn dịch của trẻ em chưa hoàn chỉnh, khiến trẻ dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như: viêm mũi họng, hầu, thanh quản và viêm xoang... Dấu hiệu thường gặp là sốt cao và thành cơn, thân nhiệt có thể tăng cao 39 - 400C và một số triệu trứng khác. Để phòng bệnh cần thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng quốc gia, trẻ mới sinh ra cần tận dụng nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ. Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý. Giữ ấm cổ cho trẻ khi ngủ. Giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ và ấm áp. Người lớn khi tiếp xúc với trẻ thì phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn. Khi ra đường cần trang bị khẩu trang. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh… Khi trẻ gặp phải các triệu chứng về hô hấp, nên làm sạch chất nhầy trong mũi và sát khuẩn họng bằng phương pháp xịt sát trùng và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để chủ động tăng sức đề kháng cho trẻ…

Việt Lâm

 

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục