(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của BCĐ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Tính đến hết ngày 16/4, toàn tỉnh đã hoàn thành phỏng vấn 192.909/22.1853 hộ, đạt 86,95%. Địa bàn đạt cao nhất là huyện Lạc Thủy đạt 98,54% (16.990/17.241 hộ), thấp nhất là huyện Tân Lạc đạt 75,63% (16.535/21.862 hộ).


Một số xã, thị trấn đã hoàn thành cuộc Tổng điều tra dân số, nhà ở  như: Xã Sơn Thủy (Kim Bôi), Đông Bắc (Kim Bôi), Quý Hòa (Lạc Sơn), Phúc Tuy (Lạc Sơn), Ngọc Sơn (Lạc Sơn), Hưng Thi (Lạc Thủy), Lạc Long (Lạc Thủy)…

Đồng chí Bùi Văn Mức, Cục Trưởng Cục Thống kê, Phó Trưởng BCĐ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho biết: Để công tác tổng điều tra đạt kết quả cao, đúng quy trình, nghiệp vụ, BCĐ Tổng điều tra dân số và nhà ở cấp tỉnh đã chuẩn bị chu đáo từ việc tập huấn cho điều tra viên, vẽ sơ đồ nền; trang bị đầy đủ thiết bị điều tra đảm bảo đúng yêu cầu. 100% các địa bàn điều tra bằng CAPI (phiếu điện tử trên thiết bị di động). Bên cạnh đó, cuộc Tổng điều tra còn nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, ngành trong quá trình chuẩn bị và tiến hành điều tra. Người dân hiểu về mục đích, ý nghĩa và tạo điều kiện thuận lợi cho điều tra viên trong quá trình thu thập thông tin. Ngoài ra, đội ngũ điều tra viên tích cực, không ngại khó tiến hành điều tra vào buổi tối và các ngày nghỉ.


Điều tra viên xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) tiến hành Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.

Bên cạnh đó, BCĐ Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương luôn bám sát, giải đáp kịp thời những thắc mắc trên trang điện tử Tổng điều tra dân số và nhà ở. Tổ chức truyền hình trực tuyến giữa BCĐ Trung ương với BCĐ các tỉnh để các tỉnh chia sẻ những kinh nghiệm hay trong quá trình điều tra. BCĐ Trung ương đã thông báo và yêu cầu BCĐ các tỉnh, thành phố một số lưu ý về nghiệp vụ điều tra như: Quy trình điều tra, yêu cầu điều tra viên phải thực hiện phỏng vấn theo đúng quy định, hỏi đúng câu hỏi. Khai thác kỹ thông tin về trình độ giáo dục, đào tạo và lao động việc làm. Điều tra viên hỏi kỹ để thu thập đúng thông tin về trình độ giáo dục, đào tạo cao nhất chứ không phải trình độ phổ thông cao nhất. Đây là một trong những thông tin rất quan trọng để đánh giá chất lượng dân số. Về thông tin nhà ở, điều tra viên cần phải hỏi và kết hợp quan sát để xác định đúng tình hình nhà ở và điều kiện sinh hoạt hộ dân cư.

Bên cạnh những thuận lợi thì cuộc Tổng điều tra dân số, nhà ở trên địa bàn tỉnh gặp phải một số khó khăn như: Toàn tỉnh có 1.197 điều tra viên và tổ trưởng với trình độ khác nhau cũng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc điều tra. Chương trình điều tra CAPI chưa hoàn thiện gây nhiều khó khăn cho điều tra viên. Hệ thống máy chủ thường phát sinh sự cố. Một số địa phương vùng sâu, xa đường truyền internet kém. Địa bàn rộng, một số xóm khó khăn trong việc đi lại của điều tra viên.

Với phương châm "Dễ làm trước, khó làm sau”, BCĐ tổng điều tra dân số và nhà ở các cấp sẵn sàng hỗ trợ các xã, thị trấn gặp khó khăn trong quá trình điều tra để đẩy nhanh tiến độ điều tra. BCĐ cấp tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát địa bàn để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch và chất lượng của cuộc điều tra. BCĐ cấp tỉnh sẵn sàng bố trí, điều động thêm điều tra viên về các địa bàn khó khăn, vùng sâu, xa để hỗ trợ các địa phương hoàn thành kế hoạch. Tỉnh ta quyết tâm hoàn thành cuộc Tổng điều tra dân số, nhà ở vào ngày 22/4.


Thu Thủy

Các tin khác


Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục