(HBĐT) - Tính đến hết tháng 4/2019, tổng số nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn huyện Lương Sơn còn hơn 3,7 tỷ đồng, chiếm 1,7% số thu. Trong đó, BHXH 3,2 tỷ đồng, BHYT 355 triệu đồng, BHTN 163 triệu đồng, bảo hiểm tai nạn lao động 33 triệu đồng. Đây là số nợ thấp nhất trong nhiều năm gần đây của huyện Lương Sơn.




Cán bộ tổ thu cấp sổ thẻ và kiểm tra (BHXH huyện Lương Sơn) rà soát doanh nghiệp cố tình nợ đọng, chây ỳ để tiến hành thanh kiểm tra, đôn đốc nợ. 

Đồng chí Trần Thị Hường, Giám đốc BHXH huyện Lương Sơn cho biết: Huyện gần thủ đô Hà Nội, thuận lợi giao thông nên có nhiều doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn. Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư sản xuất nông, lâm nghiệp. Do khó khăn về kinh tế nên sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp không tiêu thụ được. Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp có khả năng nộp bảo hiểm nhưng cố tình chây ỳ, chiếm dụng tiền của Nhà nước và công nhân lao động. Cùng với đó, chế tài xử lý vi phạm còn có những hạn chế, bất cập, chưa đủ mạnh để răn đe. Nhiều doanh nghiệp vẫn đang chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Nhiều chủ doanh nghiệp không phải người trên địa bàn huyện mà ở nơi khác đến, khi gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, không có nguồn kinh phí trả lương và đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động thì chủ sử dụng rút khỏi địa bàn nên cơ quan chức năng rất khó liên lạc để làm việc. Nhiều năm nay, tỷ lệ BHXH, BHYT, BHTN của huyện luôn từ 3,5% số thu trở lên. Việc nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi hợp pháp, chính đáng của hàng nghìn người lao động vì họ không được thanh toán các chế độ ốm đau, thai sản, không được chốt sổ BHXH để chuyển nơi công tác khi có nhu cầu.

Trước tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN, BHXH huyện đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt như: Phối hợp với Trung tâm VH-TT&TT huyện, Đài truyền thanh xã, thị trấn tuyên truyền và thông báo danh tính các đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN với số tiền lớn, thời gian kéo dài. Yêu cầu cán bộ thu bảo hiểm phải bám sát đơn vị, định kỳ thông báo tới những đơn vị nợ yêu cầu thời gian phải trả nợ. Nếu đơn vị khi nhận được thông báo vẫn không nộp tiền nợ đọng, cơ quan bảo hiểm sẽ đến trực tiếp đơn vị yêu cầu làm cam kết trả nợ. BHXH huyện phối hợp với Thanh tra BHXH tỉnh, Công an huyện thường xuyên thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm trên 3 tháng.
Bà Trần Thị Hường cho biết thêm: Kinh nghiệm cho thấy, việc thu hồi nợ cần phải nhiều ngành chức năng cùng vào cuộc. Trong năm 2018, ngành BHXH cùng các ban, ngành trong huyện, Thanh tra BHXH tỉnh tổ chức nhiều cuộc thanh, kiểm tra. Với việc phối hợp thanh tra đã tạo hiệu quả cao, các doanh nghiệp có ý thức trong việc trả nợ. Đến cuối năm 2018, nhiều doanh nghiệp chây ỳ, nợ đọng dài đã thanh toán. Hiện, trên địa bàn huyện vẫn còn một số doanh nghiệp nợ đọng trên 3 tháng với số tiền lớn do không còn hoạt động như: Công ty TNHH Phú Đạt Hòa Bình trên 300 triệu đồng; Công ty TNHH MTV Ngọc Thảo Hòa Bình trên 370  triệu đồng; Công ty TNHH xây dựng và thương mại Quang Long trên 130 triệu đồng...
Trong thời gian tới, BHXH huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; tham mưu và thực hiện thanh, kiểm tra ráo riết, chặt chẽ hơn các đơn vị nợ đọng với số tiền lớn. Đồng thời, kiến nghị xử lý nợ BHXH, BHYT, BHTN đối với các đơn vị chủ sử dụng lao động bỏ trốn, mất tích để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Việt Lâm

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục