(HBĐT) - Thường vào khoảng 2-3h sáng, các xe ô tô chuyên chở thực phẩm (cá, thịt, các loại rau, củ, quả) từ các tỉnh ngoài sẽ tiến vào các chợ, chủ yếu trên địa bàn thành phố Hòa Bình để giao hàng. Với phương thức di chuyển liên tục, thường xuyên thay đổi địa điểm của các đầu mối cung cấp này rất khó để lực lượng chức năng thực hiện giám sát. Vấn đề giám sát và truy xuất nguồn gốc thực phẩm tiêu thụ tại các chợ cũng gặp khó.



Ngoài nguồn nội tỉnh, Cửa hàng thực phẩm sạch TP Hòa Bình nhập các loại rau, củ, quả chất lượng VietGAP, hữu cơ từ Hà Nội, Sơn La, giúp người tiêu dùng yên tâm, dễ dàng nhận diện, truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Trong 10 tháng qua, thực hiện chương trình lấy mẫu giám sát về an toàn thực phẩm (ATTP), Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã lấy 171 mẫu nông, lâm, thủy sản gửi đi phân tích kiểm nghiệm chất lượng ATTP. Kết quả có 23 mẫu vi phạm các chỉ tiêu về ATTP, chiếm 13,45%, gồm 7 mẫu quả, 5 mẫu thủy sản tươi, 2 mẫu rau, 1 mẫu thịt lợn, 8 mẫu giò chả.

Đáng lưu ý, nguồn thực phẩm được nhập từ tỉnh lân cận vào tiêu thụ tại tỉnh có số vi phạm tăng đáng kể. Cụ thể, có tới 19/23 mẫu vi phạm các chỉ tiêu về ATTP được ghi nhận tại nguồn thực phẩm này. Các sản phẩm vi phạm có tỷ lệ cao như 5/16 mẫu giò chả chứa chất cấm hàn the và chất bảo quản Natribenzoat, 2/22 mẫu rau nhiễm dư lượng thuốc BVTV Permethrin, 7/7 mẫu quả nhiễm kim loại nặng (chì) vượt mức cho phép, 4/24 mẫu cá tồn dư kháng sinh cấm Enrofloxacin, Melachitegreen, 1 mẫu thịt lợn chứa kháng sinh cấm Chloramphenicol.

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, mỗi ngày, phương tiện vận chuyển đưa rau, cá từ các vùng ngoài như Thạch Thất, Ứng Hòa (Hà Nội), thịt gia súc, gia cầm từ mạn Phú Thọ vào trung tâm TP Hòa Bình tiêu thụ khoảng 50 - 60 xe tải, chưa kể phương tiện xe máy. Từ đây, lượng thực phẩm được giao cho các tiểu thương bán lẻ ở các chợ như Phương Lâm, Thái Bình... Qua lấy mẫu giám sát ở các hộ kinh doanh nhỏ lẻ để phát hiện vi phạm và truy xuất nguồn gốc theo quy định của pháp luật thì rau, cá được lấy từ chợ cá Yên Sở và một số vùng chăn nuôi thủy sản của Hà Nội. Lực lượng chức năng đã xử phạt 2 hộ kinh doanh với tổng số tiền phạt 7 triệu đồng do vi phạm về nguồn gốc, xuất xứ. Với mẫu giò chả vi phạm được phát hiện tại địa phận giáp ranh giữa huyện Lạc Thủy và huyện Nho Quan (Ninh Bình), quá trình truy xuất nguồn gốc, hộ kinh doanh khai nhận nhập giò chả từ tỉnh bạn vào. Mẫu thịt có kháng sinh cấm sau truy xuất cũng chứng minh được nguồn gốc từ tỉnh ngoài. Riêng 7/7 mẫu quả có chì vượt mức cho phép, các tiểu thương không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ.

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết: Đối với mẫu sản phẩm từ vùng sản xuất trong tỉnh, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền kết hợp việc xử lý vi phạm hành chính nên việc dùng kháng sinh cấm Enrofloxacin trên vùng hồ sông Đà đã giảm hẳn so với cùng kỳ năm 2018. Trên địa bàn chưa phát hiện người chăn nuôi sử dụng chất cấm tạo nạc nhóm Beta Agonist và chất Cysteamine trong các mẫu thịt lợn, mẫu nước tiểu và mẫu thức ăn cho lợn, chất vàng O trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Tỷ lệ vi phạm đối với các mẫu lấy tại vùng sản xuất nông sản trên địa bàn tỉnh và cơ sở chế biến đến nay chỉ còn 4/171 mẫu, chiếm 2,33%, gồm 1 mẫu thủy sản và 3 mẫu giò chả. Qua chương trình giám sát đã kết hợp tuyên truyền, thiết lập và lưu trữ hồ sơ phục vụ cho công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Trước thực tế hiện nay nguồn thực phẩm nhập từ các tỉnh ngoài vào địa bàn tỉnh khá dồi dào, người tiêu dùng cần lưu ý lựa chọn mua thực phẩm tại cơ sở có địa chỉ, rõ nguồn gốc, xuất xứ. Các ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục cho phép đối với sức khỏe, trách nhiệm của người sản xuất, chế biến thực phẩm trong đảm bảo thực phẩm chất lượng, an toàn vì sự phát triển bền vững.


Bùi Minh


Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục