Liên tục phát hiện nhiều ca bệnh bạch hầu tại huyện miền núi Ba Tơ, ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi tập trung triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng.


Ngay sau khi phát hiện ca bệnh, ngành Y tế tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em tại thôn Vẩy Ốc, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ.

Sau khi phát hiện ca bệnh bạch hầu đầu tiên tại thôn Hố Sâu, xã Ba Khâm (huyện Ba Tơ) vào ngày 9-10, đến sáng nay, tại xã Ba Vì tiếp tục ghi nhận thêm ca bệnh mới. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Quảng Ngãi ghi nhận 20 ca dương tính bệnh bạch hầu, tất cả đều tập trung tại huyện miền núi Ba Tơ. Dịch bệnh bạch hầu tại huyện Ba Tơ xuất hiện, lây lan ở các xã: Ba Trang, Ba Khâm, Ba Lế, Ba Xa, Ba Ngạc, Ba Điền và Ba Vì; trong đó, nhiều nhất là xã Ba Trang với tám ca dương tính bệnh bạch hầu.

Tại xã Ba Trang, ca bệnh đầu tiên tại trường Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Ba Trang. Sau khi khám sàng lọc phát hiện tổng tám ca bệnh đều là học sinh. Hiện Dịch bệnh bạch hầu xuất hiện tại bốn thôn: Bùi Hui, Kon Riêng, Cây Múi và Nước Đang. Chính quyền địa phương đã khoanh vùng, cách ly tại nhà 510 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân. Trong số này, 290 người được uống kháng sinh bảy ngày và 220 người đang uống dự phòng.

Ông Phạm Văn Mang, Chủ tịch UBND xã Ba Trang cho biết, ngành y tế đã tiến hành tiêm vaccine bạch hầu - uốn ván cho người dân diện nguy cơ cao, phun thuốc xử lý môi trường tại các thôn có ca bệnh. "Chúng tôi đã tiêm phòng cho 1.693 người, đạt tỷ lệ 96,4%. Xã cũng thành lập 14 nhóm giám sát cộng đồng tại năm thôn để phòng, chống dịch bệnh. Tất cả học sinh tại các trường, điểm trường đã cho nghỉ học ngay sau khi phát hiện bệnh để theo dõi sức khoẻ.

Theo báo cáo của huyện Ba Tơ, 20 ca bệnh bạch hầu đang được điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi. Qua điều tra dịch tễ, truy vết toàn huyện phát hiện 1.024 trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh và đã tiến hành cách ly 14 ngày phòng, chống bệnh. Ngành Y tế huyện Ba Tơ cũng đã triển khai uống kháng sinh dự phòng cho 1.162 người; uống kháng sinh dự phòng đủ bảy ngày cho 788 người. Đồng thời, tiêm phòng vaccine cho 3.630 trường hợp có độ tuổi từ 49 tháng đến 40 tuổi trên địa bàn toàn huyện.

Bà Đinh Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ cho biết, trong sáng nay, ngành y tế đã triển khai tiêm phòng toàn dân tại hai xã Ba Xa, Ba Vì cho người dân độ tuổi từ 49 tháng đến 40 tuổi. Đồng thời, tiếp tục khám sàng lọc, bố trí khu cách ly để điều trị nếu phát hiện bệnh. "Đối với những trường hợp ca bệnh mới nếu nhẹ thì chúng tôi sẽ điều trị tại chỗ. Những bệnh nhân nặng, độc tố nhiều thì chuyển về bệnh viện tuyến tỉnh. Chúng tôi bố trí khu cách ly, điều trị tại trung tâm y tế huyện, nếu bệnh nhiều sẽ chuyển sang Trạm y tế xã Ba Chùa cũ để không lây lan diện rộng”.


Trường Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Ba Trang cho tất cả học sinh nghỉ học để theo dõi sức khoẻ, hạn chế lây lan bệnh ra cộng đồng. 

Huyện Ba Tơ cũng đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS, nhà ở bán trú - nơi có học sinh bệnh bạch hầu đều tạm nghỉ học để theo dõi sức khoẻ. "Chúng tôi phối hợp Trạm Y tế phun khử khuẩn hai lần toàn bộ khuôn viên trường. Đồng thời, gần 300 học sinh của trường và tất cả các giáo viên dưới 40 tuổi tiêm vắc xin phòng bệnh”, ông Phan Văn Trí, Hiệu trưởng Tiểu học-THCS Ba Khâm khẳng định.

Trước tình hình thời tiết mưa lạnh là điều kiện để mầm bệnh phát triển, ngành y tế và chính quyền địa phương đã nỗ lực triển khai cấp tốc các biện pháp để dập dịch. Ngay khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên, ngành y tế Quảng Ngãi đã chủ động triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh cho người dân. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi đã cấp đợt đầu 7.700 liều vaccine tiêm phòng cho người dân từ 49 tháng đến 40 tuổi tại bốn xã đã xuất hiện ca bệnh bạch hầu. Sau khi phát hiện thêm nhiều ca bệnh mới, Trung tâm tiếp tục cấp 20.000 liều cho huyện Ba Tơ để tiêm phòng cho người dân trong độ tuổi trên ở 19 xã, thị trấn. Sau khi hoàn thành, sẽ tiếp tục tiêm vaccine mở rộng cho người dân ở độ tuổi hơn 40 để ngăn chặn dịch bạch hầu đang có nguy cơ lây lan nhanh trong cộng đồng.

Ông Hồ Minh Nên, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi cho biết, cùng với tiêm vaccine phòng bệnh, Trung tâm cấp cho huyện Ba Tơ gần 10.000 viên kháng sinh để tổ chức cho người dân uống dự phòng. Đồng thời, triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để dập dịch nhanh nhất.

"Cần có sự phối hợp tốt với địa phương mới có thể triển khai nhiều biện pháp cùng lúc, quyết liệt. Đặc biệt khuyến cáo người dân mang khẩu trang, hạn chế tập trung đông người, vệ sinh môi trường bằng dung dịch sát khuẩn. Khi có các triệu chứng liên quan đến hô hấp cần khám để phát hiện bệnh sớm”, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ thêm.

Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh rất dễ dàng lây lan qua đường hô hấp, với những biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong. Hiện mưa kéo dài, thời tiết ẩm dịch bệnh bạch hầu nguy cơ bùng phát trên diện rộng, nhất là các huyện miền núi Quảng Ngãi. Khó khăn nhất hiện nay là bệnh tập trung tại huyện Ba Tơ, vì vậy cần hỗ trợ y, bác sĩ để sớm hoàn thành tiêm phòng tại vùng dịch bệnh.

"Chúng tôi đề nghị cần tiêm phòng vắc xin cho cả người dân hơn 40 tuổi để phòng bệnh tốt hơn. Nhân lực y tế để triển khai tiêm phòng vaccine cho toàn dân ở huyện Ba Tơ thiếu trầm trọng. Vì vậy, ngành y tế và tỉnh cần hỗ trợ y, bác sĩ về Ba Tơ để công tác tiêm phòng nhanh hơn, hoàn thành sớm hơn, an toàn cho người dân”, ông Lữ Đình Tích, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ kiến nghị.

         Theo Báo Nhân dân

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục