(HBĐT) - Bệnh lao kháng thuốc là cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, nguy cơ an ninh y tế toàn cầu mang theo những hậu quả nghiêm trọng cho những người bị ảnh hưởng.



Cán bộ y tế hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc tại Khoa Lao và bệnh phổi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh).

Bệnh nhân Bùi Minh T., 57 tuổi, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) điều trị lao phổi tại Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn từ ngày 13/7/2020. Đây là 1 trong 3 trường hợp lao kháng thuốc được ghi nhận tại tỉnh Hòa Bình và là bệnh nhân kháng đa thuốc - loại kháng lao mức độ nặng. Được biết, ông đã điều trị lao 1 lần, tuy nhiên bỏ điều trị giữ chừng. Để điều trị cho bệnh nhân này, các bác sỹ đã phải điều trị theo phác đồ kéo dài 18 tháng.

Bác sỹ Đinh Thị Minh Thu, cán bộ chuyên trách chương trình lao, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Có thể mắc bệnh lao kháng thuốc do nhiễm phải vi khuẩn từ người bị lao kháng thuốc trong cộng đồng. Người bị lao kháng thuốc không được điều trị là nguồn lây nguy hiểm cho cộng đồng. Để dự phòng lao kháng thuốc, với người đã mắc lao cần được điều trị sớm, tuyệt đối tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, uống thuốc đầy đủ, đúng liều, đúng, đủ thời gian.

Lao kháng thuốc là gì?

Lao kháng thuốc là bệnh xảy ra khi vi khuẩn kháng lại chính loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh lao. Điều này có nghĩa là thuốc không còn khả năng tiêu diệt vi khuẩn lao nữa. Bệnh lao kháng thuốc lây lan giống như cách lây nhiễm lao nói chung. Lây lan từ người này sang người khác qua các giọt nhỏ li ti chứa vi khuẩn được phát tán trong không khí. Hầu hết các vi khuẩn lao được phát tán thông qua ho, hắt hơi, khạc, thậm chí là nói chuyện. Những người bình thường chỉ cần hít phải một vài giọt bệnh phẩm nhỏ li ti trong không khí cũng có thể bị nhiễm bệnh. 
Có những bệnh nhân chỉ bị kháng thuốc ở mức độ ít nghiêm trọng, nhưng có những bệnh nhân kháng thuốc mức độ nặng hơn, gọi là "lao đa kháng thuốc”, những bệnh nhân kháng thuốc mức độ nguy hiểm hơn nữa gọi là "lao siêu kháng thuốc”. Không chỉ chịu một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, điều trị lao kháng thuốc còn tốn kém gấp hàng chục lần so với bệnh lao thông thường. Hơn nữa, bệnh phải điều trị thời gian dài: đối với bệnh lao thông thường chỉ cần điều trị trong 6 tháng, tỷ lệ khỏi cao tới 91%, nhưng với lao kháng thuốc, phác đồ tiên tiến nhất cũng phải kéo dài 9 tháng, tỷ lệ khỏi chỉ 75%. Còn với lao siêu kháng thuốc phải điều trị tới 20 tháng với nhiều loại thuốc phối hợp.

Nguyên nhân lao kháng thuốc?

Nguyên nhân phổ biến nhất là do người bệnh không tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sỹ điều trị: Bệnh nhân tự ý ngưng dùng thuốc lao, hay dùng thuốc không đúng, không đầy đủ. Một số bệnh nhân sau một thời gian uống thuốc, thấy mình khỏe và không có triệu chứng gì, cho rằng đã khỏi bệnh nên tự ý bỏ trị lao. Bệnh nhân không biết rằng, vi trùng lao sống dai và rất nguy hiểm. Sau một thời gian nằm yên và tìm cách chống lại thuốc lao, chúng sẽ hoạt động và gây bệnh trở lại. Lúc này, bệnh sẽ nguy hiểm hơn lúc phát bệnh lao ban đầu. Ngoài ra, cũng có những bệnh nhân bị khó chịu do tác dụng phụ của thuốc lao trong quá trình điều trị, nhưng không đến tái khám để bác sỹ điều chỉnh thuốc, mà tự bỏ trị nửa chừng.

Chương trình chống lao quốc gia cung cấp thuốc chống lao đảm bảo chất lượng, miễn phí, đầy đủ và đều đặn. Hãy đừng để lao kháng thuốc.

Thu Hương
(Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục