(HBĐT) - Học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày, trong khi đó các bậc phụ huynh đều khá bận rộn, nên việc cho trẻ ăn bán trú là nhu cầu của đa số phụ huynh. Nhiều trường học trên địa bàn TP Hòa Bình, tỷ lệ học sinh đăng ký bán trú lên đến hơn 90%. Các nhà trường đã có nhiều nỗ lực để đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại một số vấn đề liên quan đến bữa ăn bán trú cần được điều chỉnh.


Nhiều phụ huynh trường tiểu học Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình) đề nghị nhà trường chia cơm bán trú cho 
học sinh vào khay, không chia vào bát tô như hiện nay.

Thứ hai đầu tuần, chúng tôi đến trường TH&THCS Thịnh Lang, phường Thịnh Lang.  Đây là một trong những trường được nhiều phụ huynh khen ngợi về chất lượng bữa ăn bán trú. Cô giáo Phùng Thị Cúc, Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Trường có 19 lớp với 615 học sinh, mỗi ngày có khoảng 260 - 270 học sinh ăn bán trú. Hiện, nhà trường thu tiền ăn của học sinh là 16.000 đồng/suất, bao gồm cả tráng miệng. Mỗi tháng, học sinh bán trú phải đóng thêm 20.000 đồng tiền chất đốt, 100.000 đồng tiền thuê người nấu, trông trưa. Để đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn, nhà trường đã ký kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp thực phẩm uy tín, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, hóa đơn chứng từ đầy đủ. Phó Hiệu trưởng nhà trường và nhân viên y tế trực tiếp nhận bàn giao thực phẩm, kiểm tra số lượng, chất lượng thực phẩm. Để đảm bảo chất lượng bữa ăn về khẩu phần, dinh dưỡng, Ban giám hiệu nhà trường, Hội phụ huynh thường xuyên, đột xuất kiểm tra hoạt động của bếp ăn. Thực đơn bữa ăn hàng ngày được nhân viên y tế lên theo phần mềm của Bộ GD&ĐT, đảm bảo khẩu phần ăn của các em đủ chất dinh dưỡng. Thức ăn được lưu mẫu theo đúng quy định. Nhiều năm nay, nhà trường chưa xảy ra bất cứ vụ việc ngộ độc thực phẩm nào.

Cùng với trường TH&THCS Thịnh Lang, nhiều trường học trên địa bàn thành phố như tiểu học Lê Văn Tám, TH&THCS Cù Chính Lan, tiểu học Kỳ Sơn… được các bậc phụ huynh đánh giá có chất lượng bữa ăn bán trú khá tốt. Nhiều năm qua, trên địa bàn thành phố không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào trong trường học. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số ý kiến kiến nghị của phụ huynh về bữa ăn bán trú của học sinh, cụ thể tại trường tiểu học Lý Tự Trọng (phường Phương Lâm). Trường tiểu học Lý Tự Trọng hiện có 36 lớp, với 1.200 học sinh. Do chưa đủ phòng học, một số lớp phải học luân phiên, trung bình mỗi ngày, nhà trường có khoảng trên 800 học sinh ăn bán trú tại trường. Số học sinh đông tổ nhà bếp của nhà trường có đến 9 nhân viên nấu bếp, cấp dưỡng. Trước việc có một số ý kiến của phụ huynh kiến nghị về vấn đề bữa ăn bán trú, cô giáo Bùi Thị Hiền, Hiệu trưởng nhà trường xác nhận: Ban giám hiệu nhà trường đã nhận được ý kiến phụ huynh phản ánh, kiến nghị về một số vấn đề như: Bát ăn của học sinh còn ướt, một vài chiếc thìa rửa chưa kỹ, còn có trường hợp phụ huynh vào trường bốc ruốc bằng tay cho vào suất ăn của học sinh (ruốc do phụ huynh mang tới - PV), một vài bữa cơm nấu bị nát. Phụ huynh đề xuất đổi món cho các con, cho các con ăn các món như nem, trứng kho thịt... Ngoài ra, phụ huynh cũng đề xuất chuyển từ việc cho học sinh ăn vào bát tô inox như hiện nay, sang ăn bằng khay inox để riêng cơm, thức ăn, canh...

Để giải quyết những vấn đề này, đồng chí Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nhà trường đã lập biên bản tổ nhà bếp để yêu cầu xem xét, chấn chỉnh lại việc rửa, vệ sinh bát, thìa; yêu cầu giáo viên khi nhận bát phải kiểm tra và có phản hồi ngay. Yêu cầu tổ nhà bếp trong khâu chế biến thức ăn phải đảm bảo cơm, thức ăn chín ngon, vừa miệng. Đối với đề xuất đổi món cho bữa ăn các của em, nhà trường sẽ tiếp thu và điều chỉnh thực đơn đảm bảo dinh dưỡng, phù hợp với mức giá 16.000 đồng/suất như hiện nay. Đối với đề xuất thay khay ăn, nhà trường đang đề nghị phụ huynh các lớp tổng hợp ý kiến; dự kiến trong cuộc họp phụ huynh toàn trường sơ kết học kỳ I, năm học 2020 - 2021 sắp tới sẽ đưa ra lấy ý kiến phụ huynh công khai.

 Dương Liễu

Các tin khác


Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

5 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc

Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu làm tăng mắc bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù nhiều người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, nhưng đối với những người mắc chứng tăng huyết áp giai đoạn 1 không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.

Ca tử vong do bệnh dại gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 13/3 cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...

Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được công văn của một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.

Tuổi trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh xung kích, tình nguyện vì sức khỏe nhân dân

Chi đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh hiện có gần 300 đoàn viên. Với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, chi đoàn có điều kiện thuận lợi để triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên. Tổ chức Đoàn luôn đồng hành cùng sự phát triển của Bệnh viện, tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khám, chữa bệnh (KCB), góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cấp giấy chứng nhận cho 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tháng 2/2024, thực hiện thẩm định, đánh giá theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, các cơ quan quản lý chuyên ngành tỉnh đã tiến hành đánh giá phân loại 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD) nông, lâm, thủy sản. Qua đó đánh giá 13 cơ sở xếp loại B.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục