Miền Bắc đang trải qua những ngày giá rét nhất kể từ đầu năm mới 2021. Để đối phó với giá rét, nhiều gia đình đã dùng củi, bếp than tổ ong đốt trong phòng kín để sưởi ấm, dẫn đến tử vong do ngộ độc khí CO.


Nhiều trường hợp bị ngộ độc khí CO dẫn đến tử vong do đốt than tổ ong trong phòng kín để sưởi ấm. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Năm nào, vào mùa rét cũng có các trường hợp người dân tử vong liên quan đến việc đốt than, đốt củi trong phòng do không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Gần đây nhất, tại xã Lê Hóa (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) đã xảy ra một vụ ngộ độc khí than. Hai nạn nhân là cháu T.T.H.P (sinh năm 2006, ở thôn Quảng Hóa, xã Lê Hóa) và Đ.T.T.H (sinh năm 2008, ở xã Hồng Hóa, huyện Minh Hóa). Em H có họ hàng với em P, đến nhà P ở trọ đi học.

Sáng 11/1, không thấy hai em dậy đi học, người nhà gõ cửa phòng và phát hiện cả hai bị ngộ độc nặng do trong phòng kín, có đốt bếp than để sưởi ấm. Dù được đưa đi cấp cứu nhưng em P đã tử vong, em H nguy kịch đang tiếp tục cấp cứu tại bệnh viện đa khoa huyện Tuyên Hóa.

Trước đó, ngày 9/1, một phụ nữ 67 tuổi, ở xã An Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) trong khi đốt lửa sưởi ấm đã bị bỏng nặng, và tử vong khi được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới.

TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết: Trung tâm thường xuyên tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc khí CO. Hầu hết bệnh nhân đều nhập viện trong tình trạng nặng. Hiện tượng ngộ độc này xảy ra chủ yếu do người dân đốt các nhiên liệu trong phòng kín bằng các cách khác nhau. Đặc biệt chỉ trong tuần đầu năm mới 2021, Trung tâm Chống độc đã tiếp nhận 1 bệnh nhân ngộ độc khí CO rất nặng, tổn thương não.

Theo bác sỹ Phạm Ánh Ngân, Bệnh viện Đại học Y dược: "Trong khói than chứa nhiều thành phần độc hại như: Cacbon monoxit (CO), CO2, nitơ oxit (NOx) và một số chất khác như lưu huỳnh oxit (SOx), muội than, hydrocacbon chưa cháy hết (CnHm), fomandehit (HCHO)… Các chất này khi tỏa ra trong không khí sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Nó có thể là tác nhân khởi phát cơn khó thở đối với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), người bệnh hen suyễn, và cũng là tác nhân gây ngạt rất nguy hiểm với hệ hô hấp non nớt của trẻ em.

Tiếp xúc thường xuyên với khói than làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi. Ngộ độc khí CO là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở người bị ngạt khói.

Vào mùa lạnh, việc đốt than để sưởi ấm tăng lên, số ca nhập viện vì ngộ độc khí CO cũng tăng theo. CO khuếch tán nhanh qua phế nang, qua màng mao mạch của phổi vào máu, cạnh tranh với oxy, dẫn tới nhân heme trong hồng cầu không gắn với oxy được nữa. Biểu hiện ngộ độc khí CO bao gồm: Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, thay đổi tri giác, co giật, hôn mê. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.

Trước những vụ việc đáng tiếc kể trên, các bác sĩ đã khuyến cáo nhân dân cần đề cao cảnh giác, phòng tránh rét là nhu cầu cần thiết nhưng không nên đốt củi, đốt than tổ ong trong nhà, phòng kín, tránh để những vụ việc đáng tiếc có thể xảy ra.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục