(HBĐT) - Theo Nghị quyết số 331/NQ-HĐND, ngày 9/12/ 2020 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021, chỉ tiêu người dân có thẻ BHYT hết năm đạt 95,12%. Đây là một chỉ tiêu khó cần sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền và ngành BHXH.

Cán bộ BHXH và Bưu điện huyện Đà Bắc tuyên truyền vận động người dân tham gia BHXH, BHYT theo nhóm hộ gia đình.

Tính đến ngày 30/6/2021, toàn tỉnh có trên 822 nghìn người có thẻ BHYT, chiếm 95,05% dân số. Thực hiện Công văn số 1073/UBND-KGVX, ngày 29/6/2021 về việc thực hiện chính sách BHYT với người đang sinh sống ở vùng có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn (ĐBKK) theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 433/QĐ-UBDT, ngày 18/6/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh có 58 xã chịu tác động trực tiếp của điều chỉnh chính sách đối với vùng II, III (có 46 xã vùng I, 12 xã vùng II). Có trên 146 nghìn người không thuộc diện được ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng theo quy định của Luật BHYT, trong đó, trên 142 nghìn người là đồng bào DTTS và trên 4 nghìn người sống ở vùng KT-XH ĐBKK, chiếm 17,85% người dân có thẻ BHYT. Đến hết tháng 7/2021, số người tham gia BHYT toàn tỉnh trên 733 nghìn người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 84,77% dân số. Như vậy, để đạt chỉ tiêu nghị quyết HĐND tỉnh, từ nay đến cuối năm phải tuyên truyền, vận động 10,35% dân số của tỉnh, tương đương trên 90 nghìn người tham gia BHYT.

Theo số liệu của BHXH tỉnh, trong tháng 7/2021, chi khám, chữa bệnh (KCB) BHYT trên 51 tỷ đồng (không bao gồm chi đa tuyến đi ngoại tỉnh), tăng 1,6 tỷ đồng (3,2%) so với tháng 6/2021. Tính đến hết tháng 7, ngành bảo hiểm chi trên 351 tỷ đồng KCB, bằng 55,98% dự toán năm 2021 được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 501/QĐ-TTg, ngày 30/3/2021. Như vậy, người đi KCB tăng, chi quỹ KCB tăng mà người tham gia BHYT giảm sẽ là gánh nặng cho bản thân, gia đình những người không tham gia BHYT. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với cấp ủy, chính quyền và ngành BHXH trong tuyên truyền, vận động người dân tiếp tục tham gia BHYT hộ gia đình.

Cuối tháng 6 và đầu tháng 7, BHXH đã chủ động phối hợp các ngành như LĐ-TB&XH chỉ đạo hướng dẫn việc rà soát các nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng mà trước đây được cấp thẻ BHYT theo nhóm đồng bào DTTS sống ở vùng KT-XH khó khăn và ĐBKK; đồng thời phối hợp cấp ủy, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT hộ gia đình. Có văn bản đề nghị Sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục vận động phụ huynh học sinh tham gia BHYT học sinh, sinh viên (HSSV) cho con em mình. Trong tháng 7/2021 đã tăng trên 30 nghìn người tham gia BHYT hộ gia đình, trên 7 nghìn em tham gia BHYT HSSV.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Phòng Quản lý thu (BHXH tỉnh) cho biết: Trong những tháng cuối năm, ngành tích cực phối hợp Sở LĐ-TB&XH, Cục Thuế tỉnh, Sở KH&ĐT rà soát các đơn vị sử dụng lao động, người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh để phát triển BHXH bắt buộc, BHYT cho người lao động. Phối hợp Sở GD&ĐT triển khai tốt BHYT HSSV năm học 2021-2022, phấn đấu học sinh các trường tham gia BHYT 100%. Phối hợp UBND các cấp triển khai tốt công tác tuyên truyền cho người dân nắm bắt được chế độ, quyền lợi của chính sách BHYT, nhất là các xã vừa thoát ra khỏi vùng khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg. Tiếp tục phối hợp các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư, địa phương trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH, BHYT. Tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông trên Cổng thông tin điện tử BHXH tỉnh, trang mạng xã hội của cá nhân viên chức, lao động thuộc BHXH tỉnh. Tổ chức các hoạt động truyền thông phù hợp với đặc thù từng địa phương, văn hóa vùng miền, tình hình dịch Covid-19 để vận động người dân tham gia và duy trì số người tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện, BHYT theo hộ gia đình.


Việt Lâm


Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục