Tính từ 16 giờ ngày 28/1 đến 16 giờ ngày 29/1, Việt Nam ghi nhận 15.150 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, hiện có 3.869 ca nặng đang điều trị.


Kiểm tra mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.

Trong số các ca nhiễm mới, có 50 ca nhập cảnh và 15.100 ca ghi nhận trong nước (tăng 208 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 10.187 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: Hà Nội (2.806), Bắc Ninh (992), Đà Nẵng (865), Thanh Hóa (732), Hải Phòng (663), Quảng Nam (601), Nam Định (505), Bình Định (419), Hòa Bình (414), Bắc Giang (407), Phú Thọ (397), Hưng Yên (369), Hải Dương (363), Vĩnh Phúc (347), Nghệ An (314), Thái Nguyên (295), Đắk Lắk (271), Thái Bình (265), Bình Phước (250), Thừa Thiên Huế (230), Quảng Ninh (210), Lâm Đồng (190), Lào Cai (188), TPHồ Chí Minh (166), Hà Nam (158), Quảng Trị (130), Tây Ninh (130), Cà Mau (126), Tuyên Quang (126), Sơn La (123), Điện Biên (108), Bến Tre (108), Lạng Sơn (106), Vĩnh Long (105), Hà Tĩnh (104), Bà Rịa - Vũng Tàu (104), Hà Giang (103), Ninh Bình (102), Quảng Bình (100), Yên Bái (98), Khánh Hòa (94), Kiên Giang (88), Gia Lai (79), Kon Tum (74), Đắk Nông (70), Quảng Ngãi (62), Cao Bằng (61), Trà Vinh (59), Bình Thuận (56), Đồng Tháp (54), Long An (44), An Giang (37), Bạc Liêu (35), Lai Châu (32), Hậu Giang (31), Ninh Thuận (30), Cần Thơ (29), Đồng Nai (27), Bình Dương (24), Sóc Trăng (18), Tiền Giang (6).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Quảng Ngãi (giảm 279 ca), Quảng Ninh (giảm 133 ca), Hà Nội (giảm 79 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Đắk Lắk (tăng 270 ca), Thái Nguyên (tăng 171 ca), Thanh Hóa (tăng 150 ca).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là15.213 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 166 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (2), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.233.287 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 22.628 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.226.343 ca, trong đó có 1.959.780 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TPHồ Chí Minh (513.578), Bình Dương (292.823), Hà Nội (125.866), Đồng Nai (99.859), Tây Ninh (87.962).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là12.353 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi là1.962.597 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là3.869ca.

Từ 17 giờ 30 ngày 28/1 đến 17 giờ 30 ngày 29/1, cả nước ghi nhận 115 ca tử vong tại:

Tại TPHồ Chí Minh có 5 catrong đó có 3 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tây Ninh (1), Trà Vinh (1), Đồng Tháp (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (27), Kiên Giang (11 ca trong 02 ngày), Cần Thơ (8 ), Tiền Giang (7), Đồng Tháp (6), Bà Rịa - Vũng Tàu (5), Hải Phòng (4), An Giang (4), Sóc Trăng (4), Bắc Ninh (4), Khánh Hoà (3), Đà Nẵng (3), Nam Định (2), Bình Thuận (2), Long An (2), Bến Tre (2), Trà Vinh (2), Lào Cai (2), Gia Lai (1), Đắk Lắk (1), Đắk Nông (1), Hải Dương (1), Hà Giang (1), Yên Bái (1), Lâm Đồng (1), Bình Phước (1), Vĩnh Long (1), Hậu Giang (1), Bạc Liêu (1), Cà Mau (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là136 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.547 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Bộ Y tế vừa ban hành Công văn 508/BYT-DP gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế, Bộ Công an; Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại.

Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục