Bệnh xơ vữa động mạch (atherosclrosis) là bệnh do động mạch bị xơ cứng và nhỏ hẹp hơn bình thường, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào trong cơ thể và là nguyên nhân chính gây đột quỵ (rối loạn tuần hoàn não), cơn đau tim và thiểu năng tuần hoàn ở cẳng chân. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân phát triển bệnh xơ vữa động mạch qua nghiên cứu thấy có liên quan với tỷ lệ cholesterol trong máu của cơ thể, mà chất này thực tế phụ thuộc vào chế độ ăn uống và cả một số yếu tố về “gen” (genetic factor). Vì tỷ lệ chất cholesterol liên quan tới chế độ ăn uống nên bệnh xơ vữa động mạch thường gặp ở các nước Tây Âu, vì ở đây chế độ ăn uống có tỷ lệ chất béo cao hơn. Một vài bệnh khác như bệnh đái tháo đường cũng liên quan chặt chẽ với tỷ lệ chất cholesterol cao trong chế độ ăn. Một vài bệnh có tính chất di truyền cũng có tỷ lệ chất mỡ cao trong máu (bệnh chất mỡ cao di truyền). Ngoài yếu tố tỷ lệ chất cholesterol trong máu, còn có một số yếu tố khác gây bệnh như: hút thuốc lá, không vận động thể dục đều đặn, tăng huyết áp và tình trạng thừa cân béo phì.

Các chất mỡ trong máu tích tụ dần ở lớp trong của thành động mạch và do chất mỡ làm cho thành động mạch dày hơn, kết quả là các động mạch bị hẹp dần lại và lưu thông máu bị cản trở.

Triệu chứng biểu hiện

Ở giai đoạn sớm của bệnh thường không thấy có triệu chứng rõ rệt. Dần dần về sau, các triệu chứng được phát sinh rõ hơn do dòng máu cung cấp cho các tạng trong cơ thể bị giảm dần, do động mạch bị hẹp dần gây tắc dòng máu. Nếu động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim bị tắc dần thì sẽ xuất hiện những triệu chứng như đau tức ngực. Nếu động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn thì sẽ xảy ra cơn đau tim đột ngột gây tử vong. Nhiều cơn đột quỵ ở người cao tuổi thường do động mạch cung cấp máu cho não bị xơ cứng và bị hẹp. Trường hợp động mạch ở cẳng chân bị xơ vữa thường có triệu chứng đầu tiên là cơn đau cơ kiểu “chuột rút”, do máu không được cung cấp đầy đủ ở cẳng chân.

Nếu bệnh xơ vữa động mạch kết hợp với bệnh rối loạn chất mỡ bẩm sinh di truyền thì chất mỡ có thể tích tụ ứ đọng lên các gân cơ, tạo nên những cục dưới da nhìn thấy rất rõ.

Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Ở giai đoạn sớm thì bệnh chưa có triệu chứng rõ nhưng lại cần phải chẩn đoán sớm để chữa trị có hiệu quả. Do đó, người ta phải xét nghiệm máu để phát hiện tỷ lệ cholesterol trong máu cao, cũng cần phát hiện bệnh tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường. Vì đây đều là những yếu tố gây bệnh. Do đó ở các nước Âu - Mỹ, để chủ động phát hiện sớm bệnh này, người ta cho xét nghiệm máu, đo tỷ lệ cholesterol máu ít nhất 5 năm một lần sau tuổi 20 (theo tài liệu của Mỹ).

Nếu bệnh đã phát triển thì người ta thường cho làm những thử nghiệm về máu để có thể vừa phát hiện được cả tổn thương của động mạch và cả tổn thương của các nội tạng. Như vậy, cả nguyên nhân và hậu quả đều được kiểm tra.

Ở bệnh viện có điều kiện, người ta làm những kỹ thuật hình ảnh cao như:

- Siêu âm Doppler (Doppler ultrasound scanning).

- Làm điện tâm đồ (ECG).

- Chụp động mạch vành.

Các kỹ thuật này giúp chẩn đoán và đánh giá chức năng động mạch tim, tình trạng dòng máu tuần hoàn. Điều trị bệnh theo các phương pháp hiện đại, phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay là phòng bệnh xơ vữa động mạch, làm giảm bớt tốc độ phát triển của bệnh.

Các biện pháp phòng bệnh

- Chế độ ăn ít mỡ.

- Không hút thuốc lá.

- Luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày.

- Duy trì cân nặng cho phù hợp với chiều cao của cơ thể.

Đó vẫn là những biện pháp tốt nhất để làm giảm sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch. Trường hợp vẫn có tình trạng sức khỏe tốt nhưng khám thấy tỷ lệ cholesterol máu cao thì vẫn phải ăn theo chế độ ít chất mỡ. Đồng thời có thể dùng thuốc hạ cholesterol theo đơn của bác sĩ điều trị.

Đối với người đã bị một cơn đau tim, qua nghiên cứu người ta thấy rằng làm thấp tỷ lệ cholesterol máu vẫn có lợi, kể cả tỷ lệ cholesterol vẫn trong giới hạn trung bình ở người khỏe mạnh. Qua nghiên cứu thấy rằng, người ta có thể sử dụng thuốc aspirin để làm giảm các tai biến đông máu ở lớp trong của động mạch bị hư tổn. Trường hợp có thể bị biến chứng nặng thì người ta khuyên nên điều trị ngoại khoa như tạo hình mạch máu, tạo hình động mạch vành.

Luôn nhớ rằng, một chế độ ăn uống và một lối sống lành mạnh có khả năng làm giảm sự phát triển của bệnh này ở nhiều người.

                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục