(HBĐT) - Thời gian vừa qua, dịch bệnh LLMLM gia súc ghép Tụ huyết trùng tại xã Đồng Nghê, huyện Đà Bắc đã gây bệnh cho 47 con trâu, bò và 4 con lợn, trong đó có 10 con trâu, bò bị chết, 4 con lợn bị bệnh buộc phải tiêu huỷ. Mặc dù dịch bệnh đã được dập ngay sau đó không để lây lan ra các vùng xung quanh, nhưng nguy cơ dịch dịch bệnh có thể bùng phát trở lại còn rất cao.

 

Là huyện có địa bàn rộng giao thông đi lại khó khăn, trong đó xã  Đồng Nghê giáp ranh 2 tỉnh Sơn La và Phú Thọ, thêm vào đó bà con vùng cao huyện Đà Bắc lại có tập quán thả rông gia súc nên nguy cơ phát sinh các dịch bệnh trên gia súc rất cao. Để chủ động phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, những năm qua, trạm thú y huyện Đà Bắc chỉ đạo đội ngũ thú y viên cơ sở phối hợp với các địa phương thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, phân công cán bộ tăng cường kiểm tra giám sát dịch bệnh đến tận thôn, xóm, họ gia đình. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, phát tờ rơi đến tận các hộ chăn nuôi nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân và người chăn nuôi hiểu về chăn nuôi an toàn, biện pháp phòng chống dịch bệnh, thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong mua bán, tiêu thụ sản phẩm gia súc. Tổ chức các đợt tiêm phòng văcxin và phun thuốc khử trùng tiêu độc, phòng chống dịch bệnh nhằm tiêu diệt và khống chế các loại mầm bệnh virut, vi trùng gây hại cho gia súc, gia cầm đang tồn tại trong môi trường, qua đó làm giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh, bảo vệ an toàn cho đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại 3 chợ lớn tại thị trấn Đà Bắc, Cao Sơn và Mường Chiềng và duy trì hoạt động của chốt kiểm dịch tại dốc Cha.  

 

Ông Vũ Đình Nam, Phó Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Đà Bắc cho biết: Tuy huyện đã tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh nhưng nguy cơ bùng phát dịch còn rất cao. Với đặc thù là huyện vùng cao lại giáp ranh 2 tỉnh Phú Thọ và Sơn La. Do tập quán thả rông gia súc, cộng thêm bà con xã Đồng Nghê lại có bãi chăn thả chung gia súc với tỉnh Sơn La nên nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất cao nếu 1 trong 2 vùng xuất hiện dịch bệnh. Trước đây trên địa bàn các xã vùng cao đã từng nhiều lần xẩy ra dịch bệnh LMLM, THT trên đàn gia súc khiến cho hàng trăm con trâu, bò bị nhiễm bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi, trong khi hầu hết các đợt dịch bệnh xẩy ra đều được xác định nguồn bệnh lây từ các tỉnh Sơn La, Phú Thọ. Mới đây nhất là đợt dịch LMLM ghép THT tại xóm Mọc, xã Đồng Nghê vào tháng 2 năm 2010 đã làm cho 47 con trâu bò, 4 con lợn bị bệnh và đã có 14 con bị chết, nguồn bệnh cũng được xác định lây từ tỉnh Sơn La. Ngay sau khi dịch bệnh xuất hiện, Chi cục Thú y, Trạm thú y huyện triển khai tiêm 120.000 liều văcxin LMLM và phun 496 lít thuốc khử trùng tiêu độc cho đàn gia súc của xã Đồng Nghê và các xã xung quanh là xã Mưởng Tuổng, Suối Nánh, Mường Chiềng, Giắp Đắt, số lượng con trâu bò được tiêm chiếm khoảng 60% tổng đàn gia súc của các xã trên. Đồng thời lập dự toán sẽ cấp đủ liều văcxin để tiêm đủ cho trên 17.000 con trâu bò trong toàn huyện để phòng chống dịch. Với sự chỉ đạo và triển khai các biện pháp tiêm phòng khống chế dịch kịp thời, sau 21 công bố dịch toàn huyện không phát sinh thêm con trâu bò nhiễm bệnh mới và huyện được công bố hết dịch.

 

Hiện nay, ngoài công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho dân về cách nhận biết và phòng chống bệnh trên đàn gia súc thì biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm văcxin phòng bệnh. Tuy nhiên, theo anh Phạm Văn Thức, cán bộ Thạm Thú y huyện thì việc tiêm phòng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Dù đã có đội ngũ thú y viên cơ sở nhưng do tập quán thả rông gia súc nên tuy có thông báo lịch tiêm phòng trước nhưng nhiều hộ cũng không bắt được trâu, bò về để tiêm. Thêm vào đó văcxin THT hàng năm trạm mua về triển khai tiêm cho trâu bò với giá tiền 7.000 đồng/mũi tiêm nên số lượng trâu bò được tiêm văcxin là rất thấp chỉ chiếm 50% tổng đàn. Riêng văcxin LMLM được nhà nước hỗ trợ nhưng số lượng ít và không đều chỉ 5.000 – 7.000 liều/năm, trong khi tổng đàn trâu bò của huyện lên đến trên 17.000 con. Năm 2009, huyện Đà Bắc là 1 trong 4 huyện của tỉnh không nằm trong diện được hỗ trợ văcxin tiêm phòng LMLM nữa nên bà con cũng không có thuốc để tiêm. Qua đó, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong năm nay là điều khó tránh khỏi nếu không có các biện pháp chủ động phòng trừ tích cực.

                                                                       

  

                                                                  Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục