Thanh tra Sở Y tế TPHCM lập biên bản một trường hợp kinh doanh rượu vi phạm

Thanh tra Sở Y tế TPHCM lập biên bản một trường hợp kinh doanh rượu vi phạm

Đến hẹn lại lên, cứ dịp cuối năm thị trường rượu các loại trở nên sôi động bởi sự “tung hoành” của rượu giả, rượu kém chất lượng. Và hệ quả nhãn tiền là không ít người bị ngộ độc rượu dỏm. Phóng viên Báo SGGP đã ghi nhận thực tế và khuyến cáo từ Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM về tình trạng rượu... độc.

 

Rượu dỏm tung hoành

Trong vai người đi mua rượu làm quà dịp tết, chúng tôi ghé qua đường Nguyễn Thông, quận 3, TPHCM. Đây được xem là “phố rượu” với hàng chục cửa hàng tạp hóa bán rượu các loại, từ rượu tây đến rượu ta. Chủ cửa hàng M. chào mời: “Anh mua rượu xịn hay rượu đểu, tụi em có hết. Bao nhiêu cũng có và giá rất phải chăng”.

Lướt qua cửa hàng, chúng tôi thấy rượu được bày tràn lan, đủ nhãn mác. Dưới nền nhà là một loạt chai rượu tây đang được “gia công” dán tem… nhập khẩu. Khi được thắc mắc là lấy đâu ra nhiều tem nhập khẩu như thế, ông chủ cửa hàng cười: “Mua chứ đâu! Cứ ra chợ là có hết”. Ghé qua một loạt cửa hàng khác, chúng tôi chứng kiến sự sôi động của thị trường rượu dỏm đang nóng lên từng ngày.

Nhiều cửa hàng tập kết toàn rượu ngoại với giá bình quân từ 200.000 đồng/chai đến vài triệu đồng/chai. Chủ cửa hàng T. nói có hẳn một xưởng sản xuất rượu ngoại tại huyện Hóc Môn và nếu cần có thể giao hàng ngay trong vòng một tuần với số lượng trên 50 chai. “Anh muốn nhãn mác gì, có hết. Pháp, Anh, Ý hay Việt Nam cũng bán ngon”, ông chủ đon đả giới thiệu.

Không chỉ tại “phố rượu” nói trên, tại chợ Bình Tây (quận 6), An Đông (quận 5) và trên các đường Hồ Tùng Mậu (quận 1), khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7)…, nhiều cửa hàng rượu cũng đang vào mùa… làm ăn. Tuy nhiên, trong số đó có không ít cửa hàng kinh doanh rượu lậu, rượu không rõ nhãn mác. Minh chứng là cuối tháng 12-2010 và đầu tháng 1-2011, Chi cục Quản lý thị trường TPHCM đã phát hiện và xử lý hàng loạt vụ buôn bán rượu vi phạm.

Ngày 27-12 vừa qua, Đội Quản lý thị trường 1B đã phát hiện tới 11.604 chai rượu vang nhập ngoại của Công ty TNHH một thành viên Nét Vang (33 Đặng Thị Nhu, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1) không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác ghi không đầy đủ. Đặc biệt, công ty buôn bán rượu nhưng không có giấy phép kinh doanh rượu.

Cẩn trọng với rượu độc

Theo các bác sĩ cấp cứu BV Nhân dân 115, BV Cấp cứu Trưng Vương, BV Nhân dân Gia Định, những tuần qua đã tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc rượu. Phần lớn bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, suy gan, thận. Xét nghiệm máu cho kết quả dương tính với methanol ở hàm lượng cao. Khai thác bệnh sử cho biết, nhiều bệnh nhân nhập viện do uống rượu quá mức trong những bữa tiệc cuối năm. Bác sĩ Nguyễn Đại Biên, Trưởng khoa Khám BV Nhân dân 115 cho biết, bệnh viện đã ghi nhận không ít ca tử vong do ngộ độc rượu trong các năm gần đây.

Trong năm 2010, Chi cục Quản lý thị trường TPHCM lập biên bản vi phạm 84 trường hợp kinh doanh, buôn bán rượu, phát hiện 29.638 chai rượu các loại. Trong đó có 8 vụ kinh doanh rượu không có tem nhập khẩu, 16 vụ không có hóa đơn chứng từ, 6 vụ nhãn mác ghi không đầy đủ… Nhiều loại rượu được phát hiện trong các vụ vi phạm trên là rượu ngoại có nhãn mác như Hennessy, Rémy, Chivas, Johnnie Walker...

Với công nghệ đơn giản, nhiều cơ sở sản xuất rượu dễ như trở bàn tay. Một chủ cơ sở nấu rượu ở phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức cho biết, chỉ cần nước lã, một ít cồn và hóa chất tạo đục, tạo màu, hương liệu mua ở chợ Kim Biên (quận 5) là đủ nguyên liệu cho ra sản phẩm. Sau đó lên đường Lý Thái Tổ, quận 10 đặt in nhãn mác, tem với giá mỗi cái vài trăm đồng là muốn rượu gì có rượu đó!

Quả thật, công nghệ này đã được Thanh tra Sở Y tế TPHCM xác nhận khi trong năm 2008 và 2009 đã ghi nhận nhiều cơ sở sản xuất rượu dùng cồn với hàm lượng methanol cao hơn mức cho phép hàng chục lần.

Ngoài ra, hàm lượng aldehyt, furfurol cũng có trong rượu độc, thậm chí cả cồn công nghiệp. Và thực tế ghi nhận tại một số địa bàn như quận 12, Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh… tình trạng sản xuất rượu thủ công, rượu không đảm bảo chất lượng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn tràn lan. Hiện trên thị trường, nhất là các quán nhậu vẫn nhan nhản các loại rượu không nhãn mác, không tiêu chuẩn chất lượng như rượu trắng, rượu chuối hột, rượu sâm, rượu ngâm “pín”… với giá mỗi xị chỉ vài ngàn đồng. Những loại rượu không nguồn gốc này đang ẩn chứa nguy cơ ngộ độc rất cao

 

                                                                                       Theo SGGP

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục