Có quá nhiều lời khuyên để kéo dài tuổi thọ, giúp sống lâu và rất nhiều bí quyết trường sinh, giữ sức khỏe? Nhưng, khi bước vào thiên kỷ mới, người ta cũng đã kịp nhận thấy, cũng đã có những thay đổi đáng kể ở sau những thành tựu y học hiện đại. Đó là những yếu tố do mang nhiều tính thực tiễn, có thể hạn chế hoặc kéo dài tuổi thọ con người.

Ăn nhiều những thực phẩm từ nhóm thực phẩm chính

Nhóm thực phẩm sau có tác dụng nâng cao sức khỏe, chống lão hóa, là thực phẩm cơ bản cho cuộc sống:

- Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh để được cung cấp chất xơ, chất khoáng và các vitamin thiết yếu.

- Sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa, cung cấp canxi cho cơ thể.

- Chất đạm: không nên ăn quá nhiều. Nên chú ý chọn những loại chứa ít chất béo như: thịt nạc, cá, thịt gia cầm và các loại đậu. Mỗi ngày nên ăn hai phần, mỗi phần khoảng 100g là đủ nhu cầu.

- Chất bột: nên ăn ngũ cốc nguyên hạt. Là thành phần chính của bữa ăn nhưng cũng không nên ăn quá nhiều. Người cao tuổi hoặc người không vận động nặng chỉ nên ăn 100g/bữa.

Giữ cơ thể cân đối bằng cách ăn uống điều độ và luyện tập thể dục

Béo phì là cửa ngõ đưa tới các bệnh trầm kha như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, bệnh mạch não và ung thư. Hãy tuân theo định luật vàng: giảm ăn, tăng động trong suốt cuộc đời mình.

Vận động thể lực hàng ngày

Căn bệnh của thời đại ngày nay là bệnh thiểu năng vận động. Không cần phải chạy như một vận động viên, nhưng bắt buộc phải tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 3 - 4 lần trong tuần. Hàng ngày, chỉ cần đi bộ nhanh mỗi lần 30 phút là đã đủ duy trì sức khỏe cho tim và cơ bắp. Để có sức khỏe tốt hơn, có thể tăng cường chế độ tập luyện như: thể dục nhịp điệu, chạy bộ, chạy, đạp xe đạp, bơi... Điều căn bản là vận động đều đặn và không nên gắng sức.

 Vận động thể lực hàng ngày.

Ngủ đủ giấc ban đêm

Trong nhịp sống bận rộn đương thời, cả tinh thần và thể xác đều cần được ngủ đủ giấc. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, những người không ngủ đủ giấc sẽ có những rối loạn về khả năng tập trung, trí nhớ, khả năng làm việc trí não, do đó sẽ ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Những người này cũng dễ bị stress hơn những người ngủ đủ giấc.

Vệ sinh răng miệng sau bữa ăn

Bệnh lý ở răng, chân răng, lợi là bệnh của “thời đại ăn nhiều chất”, nó gây đau nhức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Giữ an toàn khi lái xe

Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông vượt trên nhiều loại bệnh tật và không kém gì các cuộc chiến tranh. Cẩn trọng khi lái xe, khi đi ngang qua đường.

Khi ngồi trong xe ô tô phải cài dây an toàn.

Hạn chế uống ruợu bia

Rượu làm tổn hại gan, tụy tạng, não, tim và làm tăng nguy cơ bị ung thư. Do có nguy cơ gây quái thai, phụ nữ không được uống rượu trong thời kỳ mang thai. Vợ chồng không nên gần gũi nhau sau khi uống rượu say.

Tránh hút thuốc

Hút thuốc lá, dù trực tiếp hay gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phổi, phế quản mạn tính, khí phế thũng, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch và ung thư. Phụ nữ hút thuốc có thể bị rối loạn khả năng sinh sản, các biến chứng khi mang thai tăng lên và bị mãn kinh sớm.

Tiêm chủng để tăng cường hệ thống miễn dịch

Đừng nghĩ rằng chỉ có trẻ em mới phải tiêm phòng. Người lớn tuổi cũng phải tiêm phòng uốn ván mỗi 10 năm.

Loại trừ stress và làm phong phú cuộc sống

Dành thời gian cho các công việc mà mình yêu thích. Không làm việc và không giải trí sẽ làm cho cuộc sống trở nên buồn tẻ, chán chường và dễ sinh bệnh tật.

                                                                                    Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục