Các nhà khoa học Síp vừa cho biết những phụ nữ đang mang thai có thể sẽ sớm được sử dụng phương pháp xét nghiệm máu để chẩn đoán xem liệu những đứa trẻ sắp sinh của họ có mắc hội chứng Down hay không, thay vì phải thực hiện một loạt các xét nghiệm nguy hiểm hiện nay.

 

Kết quả nghiên cứu này được đăng trên tạp chí khoa học Nature Medicine Journal số ra tháng 3/2011.

Tiến sỹ Philippos Patsalis thuộc Viện nghiên cứu di truyền và thần kinh ở Síp đồng thời là chủ nhiệm công trình nghiên cứu nói rằng sử dụng thử nghiệm phương pháp xét nghiệm máu đối với 40 phụ nữ đang mang thai nhằm phân tích các mẫu máu của người mẹ để phát hiện những khác biệt về DNA giữa người mẹ và thai nhi có thể giúp chẩn đoán chính xác liệu những thai nhi này có bị nguy cơ mắc các hội chứng Down hay không.

Tiến sỹ Patsaliss nói rằng kết quả này "rất đáng phấn khích," đồng thời sẽ tiến hành mở rộng nghiên cứu thử nghiệm đối với khoảng 1 nghìn phụ nữ đang mang thai để có thể khẳng định kết quả thu được.

Hiện nay, các bác sỹ vẫn phải sử dụng các phương pháp xét nghiệm như chọc ối để kiểm tra xem liệu thai nhi có bị hội chứng Down hay không. Phương pháp này được tiến hành khi thai nhi được khoảng 15-16 tuần tuổi, và có thể bao gồm cả việc lấy nước ối từ bà mẹ thông qua việc đưa một chiếc kim rỗng vào tử cung. Tuy nhiên, phương pháp này có thể có những rủi ro gây sảy thai đối với các bà mẹ.

Hội chứng Down do bác sỹ Langdon Down lần đầu tiên mô tả tình trạng bệnh năm 1887. Đến năm 1957 nguyên nhân bệnh được phát hiện là do thừa một nhiễm sắc thể số 21 trong bộ gen còn gọi là tam thể 21 hoặc trisomy 21. Bệnh gây ra tình trạng chậm phát triển thể chất và tâm thần và có tần suất khoảng 1:700 trẻ sơ sinh.

Các triệu chứng của hội chứng Down có thể rất khác nhau giữa các trẻ mắc bệnh. Có trẻ cần phải được điều trị và chăm sóc rất nhiều nhưng có trẻ cần ít sự chăm sóc hơn. Hội chứng Down không thể điều trị khỏi tuy nhiên có thể chẩn đoán sớm trong thời kỳ mang thai trước khi trẻ được sinh ra.

 

                                                                                   Theo TTXVN

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục