Đừng vội cho rằng tự cai thuốc lá là việc bất khả thi. Chỉ là do bạn chưa làm đúng cách và chưa kiểm soát được chính mình. Hãy dũng cảm thử lại một lần nữa theo những lời khuyên dưới đây.

 

Ra chỉ tiêu không hút thuốc trong 1 ngày

 

Đừng bắt đầu với một kế hoạch quá “hoành tráng” mà hãy thực hiện bỏ thuốc chỉ trong một ngày thôi và cố gắng thực hiện thành công. Ngày hôm sau, bạn lại tự ra chỉ tiêu sẽ nhịn thuốc đến hết ngày... Chỉ với một ngày thì việc cai thuốc sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều, nó sẽ không là thử thách quá lớn đối với bạn. Hãy tập trung tinh thần và mọi cảm xúc để thực hiện điều đó như một sự khởi đầu mới để có sức khỏe tốt hơn.

 

Mong đợi để được cảm thấy… khốn khổ

 

Lần đầu bỏ thuốc, bạn sẽ thấy cực kỳ khốn khổ, cáu kỉnh và chán nản. Nhưng thay vì trốn tránh, hãy mong chờ cảm giác khốn khổ đó. Sau một vài tuần, bạn có thể hay cảm thấy đói bụng, hãy chuẩn bị sẵn vài thứ đồ ăn vặt để “tạo việc làm” cho tay và miệng của bạn. Dần dần, bạn sẽ thấy mình kiểm soát cơn thèm thuốc dễ dàng hơn.

 

Loại bỏ những thứ liên quan đến thuốc lá

 

Khi giác quan của bạn cảm nhận được bất kỳ điều gì có liên quan đến việc hút thuốc lá của bạn, như là khói thuốc, cà phê, đốm lửa, gạt tàn... nó sẽ kích hoạt cảm giác thèm thuốc trên não của bạn. Hãy loại bỏ tất cả những điều đó ra khỏi phạm vi các giác quan của bạn trong quá trình bỏ thuốc.

 

Thuốc thay thế nicotine

 

Đó là loại thuốc chứa nicotin với hàm lượng thấp, được bào chế dưới dạng băng dán, viên ngậm, kẹo cao su hay thuốc hít... Loại thuốc này sẽ dần làm giảm cảm giác thèm thuốc của người nghiện thuốc lá.

 

Liệu pháp này sẽ đưa nicotine vào cơ thể bạn không qua con đường thuốc lá, nó sẽ khiến cơ thể bạn không bị đói nicotine đột ngột và cảm giác cũng không giống như khi bạn đang hút thuốc. Có tới 50% số bệnh nhân thực hiện phương pháp này đã thành công.

 

Thuốc giúp cai nghiện thuốc lá

 

Nếu bạn muốn cai nghiện thuốc lá bằng tân dược thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có được thông tin về các loại thuốc cai nghiện đáng tin cậy và hiệu quả. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc cai nghiện bởi một số loại thuốc có tác dụng phụ làm thay đổi hành vi, gây kích động, stress và thậm chí là gây ra ý nghĩ tự tử...

 

Hiểu rõ vấn đề

Nếu bạn là người nghiện thuốc là và đã từng bỏ thuốc không thành công, có thể bạn sẽ thiếu tự tin trong lần bỏ thuốc tiếp theo. Thực ra, nhiều khi bạn hút trở lại không phải vì bạn thiếu quyết tâm mà bởi cơn thèm thuốc lá có chu kỳ nhất định, nó biến mất và sẽ quay trở lại đột ngột. Nếu bạn từng nghiện càng nặng thì cơn thèm thuốc khi trở lại sẽ càng khó cưỡng.

 

Trên thực tế, chất nicotine có tác dụng gây nghiện hệt như heroin hay cocaine, nếu mỗi ngày bạn hút từ 10 điếu thuốc trở lên thì có nghĩa là bạn đã nghiện thuốc lá. Để điều trị cai nghiện, đôi khi phải hết sức kiên trì.

 

Đừng bỏ cuộc

 

Mỗi lần bạn cố gắng để bỏ thuốc, dù không thành công, là mỗi lần bạn có thêm 5% cơ hội thành công. Nếu như bạn đã từng bỏ thuốc 4 lần, có nghĩa là bạn đã có trong tay 20% cơ hội. Hãy tin rằng, hầu hết những người bỏ thuốc lá thành công đều từng thất bại vài lần trước đó.

 

 

 

                                                                                    Theo DanTri

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục