Khi bị các loại côn trùng đốt (muỗi, bọ chét, ve ...) nơi bị đốt thường xảy ra những phản ứng ngoài da như: sưng nề đỏ, ngứa, đau...Những biểu hiện này thường tự biến mất trong vòng một vài giờ. Tuy nhiên, một số loại côn trùng có nọc độc như kiến, ong... đốt có thể gây sốc phản vệ nếu không được cấp cứu kịp thời gây nguy hiểm đến tính mạng. Bởi vậy, việc nhận biết các dấu hiệu và cách xử lý khi bị côn trùng đốt là cần thiết.

Muỗi đốt: Khi bị muỗi đốt có thể gây bệnh truyền nhiễm cho người đặc biệt là sốt xuất huyết, sốt rét,.... Sau khi bị muỗi đốt, nơi bị đốt thường sưng nề đỏ, ngứa rất khó chịu. Trước tiên sát trùng vết đốt bằng cách rửa kỹ bằng xà phòng, sau đó có thể giảm nốt sẩn ngứa bằng cách lấy một cục đá chườm lên da khoảng 5 phút. Hoặc cắt củ khoai tây thành từng lát mỏng xoa vào chỗ bị đốt. Nên thực hiện 3 lần/ngày. Có thể pha loãng giấm, xoa lên nốt muỗi đốt sẽ không bị ngứa và sưng.

Bọ chét, ve:

Bọ chét sống ký sinh trên chó, mèo. Khi cắn người gây ngứa, nổi ban. Các loại côn trùng này khi cắn chúng bám rất chắc vào da, nhất là ve, do đó trước tiên cần bắt chúng kéo từ từ ra khỏi da để răng không sót lại ở chỗ cắn, hoặc dùng kim băng đốt nóng đỏ chọc vào bụng con ve vì nếu tự dứt ve ra, răng ve còn lại trong da thịt sẽ gây ngứa, đau nhức, có khi phát sốt. Sau khi bị bọ chét, ve cắn phải rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước ấm. Với bọ chét đốt bôi DEP hoặc kem kháng histamin lên vết cắn. Với ve, lấy vôi tôi bôi vào vết cắn hoặc lấy thuốc lào (vê khoảng 1 viên bằng hạt lạc) tẩm nước điếu (phần nước trong điếu thuốc lào) đắp lên vết cắn và băng lại trong khoảng 15-20 phút. Ngày thực hiện 2 lần.

 Bọ chét và những vết cắn của bọ chét.

Ong:

Nếu bị ong mật đốt (chỉ một nốt đốt và để lại ngỏi), lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra. Sau đó rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch calamin (thường bôi lên vết bỏng để làm dịu đau) hoặc hồ bột natri lên vết thương mỗi ngày 2 lần, có tác dụng trung hòa và thấm hút nọc độc. Có thể chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.

Nếu bị ong vò vẽ đốt (sau khi đốt thường không để lại ngòi và một con có thể đốt nhiều nốt), nọc độc của nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó ngay sau khi bị đốt cần rửa vết đốt bằng xà phòng và nước ấm rồi chườm lạnh; sau đó chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời.        

 Ve bám trên da và hút máu người.

Lưu ý:

Khi bị côn trùng cắn đốt, nếu nhẹ có các phản ứng sẩn ngứa, sưng đỏ trên da, nếu nặng có các biểu hiện khác như đau rát nhiều, tổn thương có dấu hiệu nhiễm trùng, khó thở, hoa mắt chóng mặt, sưng môi hoặc họng,... cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế để được xử trí và điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Để phòng tránh bị các loại côn trùng đốt, giữ vệ sinh nhà cửa, môi trường sạch sẽ, thông thoáng. Phun thuốc diệt muỗi, côn trùng ở những nơi có cây cối rậm rạp, kênh mương, ao hồ gần khu dân cư. Khi đi ngủ cần mắc màn tránh muỗi và các loại côn trùng khác. Ở vùng miền núi người dân khi đi rừng nên mặc quần áo dài tay, đội mũ, đi giầy, ủng để tránh bị muỗi, ong, ve,... đốt, cắn vào những vùng da bị hở.

                                                                                  Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục