Trong 4 tháng đầu năm 2011, bệnh tay - chân - miệng xuất hiện tại một số tỉnh, thành phía Nam của nước ta, đặc biệt bệnh gây ra tỷ lệ mắc cao ở TP. Hồ Chí Minh và đã có một số trẻ em tử vong. Bài viết dưới đây đề cập cụ thể về căn bệnh này và cách phòng chống để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Đặc điểm của bệnh

Những ca bệnh lâm sàng ở trẻ em dưới 15 tuổi với các biểu hiện: sốt (trên 37,5oC); loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi) và/hoặc phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối. Ca bệnh xác định: các trường hợp có triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm dương tính với virut (Coxsackievirus A từ 2 đến 8, 10, 12, 14, 16; Coxsackievirus B 1, 2, 3, 5; Enterovirus 71).

Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh (xem bảng).

Khi nghi ngờ mắc bệnh tay - chân - miệng, thầy thuốc sẽ lấy mẫu bệnh phẩm như phân, dịch ngoáy họng, dịch nốt phồng, dịch nốt loét, dịch não tủy là các bệnh phẩm để phân lập virut và thực hiện các xét nghiệm sinh học phân tử; máu để làm phản ứng huyết thanh xác định hiệu giá kháng thể đặc hiệu. Các phương pháp xét nghiệm bao gồm phân lập virut: cấy bệnh phẩm vào tế bào thận khỉ hoặc tế bào phôi người. Virut phá hủy tế bào. Xét nghiệm RT-PCR phát hiện ARN của virut. Phản ứng huyết thanh xác định hiệu giá kháng thể đặc hiệu bằng phản ứng trung hoà, miễn dịch huỳnh quang.

Bệnh do loại virut nào gây ra?

Bệnh tay chân miệng do các virut thuộc họ Picornaviridae gây ra là Coxsackievirus A (thường gặp A16), Coxsackievirus B; Echovirus; Enterovirus (thường gặp E71, E68 hoặc CV- B2). Virut bị đào thải ra ngoại cảnh từ phân, dịch hắt hơi, sổ mũi. Virut bị bất hoạt bởi nhiệt 560C trong vòng 30 phút, tia cực tím, tia gamma. Virut chịu được pH với phổ rộng từ 3-9. Bị bất hoạt bởi: 2% Sodium hyproclorite (nước javel), chlorine tự do. Không hoặc ít bị bất hoạt bởi các chất hòa tan lipid như: cồn, chloroform, phenol, ether. Ở nhiệt độ lạnh 40C, virut sống được vài ba tuần.

 Virus Coxsackievirus B gây bệnh tay - chân - miệng.

Đường truyền bệnh của virut

Nguồn bệnh là người bệnh, người lành mang virut trong các dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc phân của bệnh nhân. Thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày. Thời kỳ lây truyền: thời gian lây nhiễm từ vài ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi hết loét miệng và các phỏng nước, thường dễ lây nhất trong tuần đầu của bệnh. Bệnh lây truyền bằng đường “phân-miệng” và tiếp xúc trực tiếp, nhưng chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà. Đặc biệt khi bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp, việc hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho virut lây lan trực tiếp từ người sang người. Mọi người đều có cảm nhiễm với virut gây bệnh tay - chân - miệng, không phải tất cả mọi người nhiễm virut đều có biểu hiện bệnh; bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn.

                                                                                    Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục