Quỹ dân số Liên Hợp quốc đánh giá, dân số Việt Nam đang già hóa với tốc độ chưa từng có trong lịch sử. Trong khi nhiều nước trên thế giới cần một thời gian rất dài để chuyển từ dân số vàng sang dân số già thì Việt Nam chỉ cần 15-20 năm.

 
Thời gian để Việt Nam chuyển từ cơ cấu dân số già hóa sang cơ cấu dân số già sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn. Cụ thể chỉ từ 15 - 20 năm Việt Nam sẽ chuyển từ cơ cấu dân số vàng sang cơ cấu dân số già. Trong khi đó, quá trình này của Thụy Điển là 85 năm, Nhật Bản là 26 năm, Thái Lan là 22 năm, Pháp cần 115 năm, Thụy Điển mất 70 năm…). Như vậy, Việt Nam hiện đang có tốc độ già hóa dân số nhanh hơn bất cứ một quốc gia nào trên thế giới.
 

Tại buổi họp báo Ngày Dân số thế giới tổ chức tại Hà Nội sáng 11/7, ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho biết, tại Việt Nam, tuy mức sinh đã giảm mạnh, tốc độ gia tăng dân số ngày càng giảm dần... nhưng cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức gay gắt. Điển hình là tình trạng chênh lệch về giới tính. Theo đó, trong năm 2010 tỷ số giới tính sau sinh là 111,2 bé trai trên 100 bé gái. Nếu xu hướng này không có sự cải thiện thì khoảng2 thập niên tiếp theo sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa nam giới so với phụ nữ cùng độ tuổi. Chưa kể, chất lượng dân số Việt Nam vẫn còn thấp. Các tố chất về tầm vóc, thể lực của người Việt Nam còn hạn chế đặc biệt là chiều cao, cân nặng, sức bền còn thấp xa so với nhiều nước trong khu vực.

Trong buổi họp báo, bà Mandeep Janeja, quyền trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam nhấn mạnh: hầu như sự tăng trưởng dân số (97%) diễn ra tại các quốc gia kém phát triển. Và năm nay, dân số thế giới sẽ đánh dấu mốc mới khi dân số toàn cầu đạt 7 tỷ người. Trước kia phải mất nhiều thiên niên kỷ, thế giới mới tăng thêm một tỷ người nhưng nay chỉ mất hơn 10 năm. Cụ thể, từ tỷ người thứ nhất (1804) đến tỷ người thứ hai, thế giới mất đến 123 năm và cần 32 năm nữa để đạt đến con số 3 tỷ. Thế nhưng từ tỷ người thứ 4 trở đi thì chỉ mất hơn 10 năm. 
 
Tốc độ gia tăng dân số vẫn tiếp tục, trung bình mỗi năm dân số toàn cầu thêm khoảng 78 triệu người. Đặc biệt, cứ 100 người gia tăng thì có đến 97 người ở các nước kém phát triển.

Một chiến dịch quốc gia với tên gọi Hành động 7 tỷ đã được Bộ Y tế và Liên Hơp quốc tại Việt Nam phát động nhằm thu hút sự chú ý vào thời khắc quan trọng của thế giới. Chiến dịch tập trung giải quyết các vấn đề như: nghèo và bất bình đẳng, phụ nữ và trẻ em gái, thanh niên, sức khỏe sinh sản và quyền, môi trường, già hóa dân số và đô thị hóa.

 

                                                                           Theo Dantri

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục