Sự phối hợp giữa một thuốc hạ mỡ máu và một thuốc trị bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi lẽ rối loạn mỡ máu thường là một nguy cơ đi kèm. Nhưng nếu kết hợp thuốc không cân nhắc thì thuốc hạ mỡ máu có thể bị cản trở chuyển hoá và biến cố là điều không tránh khỏi.

Thuốc nào hay được sử dụng nhất?

Rối loạn mỡ máu có nguyên nhân từ nhiều nhóm bệnh khác nhau. Mức độ tai hại sẽ là rất lớn khi lượng mỡ xấu quá nhiều. Trong những tình huống đó, người ta phải sử dụng thuốc hạ mỡ máu.

Cho đến nay có nhiều loại thuốc hạ mỡ máu khác nhau, bao gồm 4 nhóm chính: nhóm statin, nhóm fibrat, nhóm ức chế axit mật và nhóm nicotinat. Những thuốc này có cơ chế tác dụng khác nhau và do đó hiệu quả cũng khác nhau. Nhưng cuối cùng, mục tiêu đặt ra là phải làm thế nào để ức chế được sự hình thành cũng như tích tụ của các axit béo và cholesterol.

Trong bốn nhóm thuốc trên, thuốc hay được dùng nhất là thuốc thuộc nhóm statin và fibrat vì chúng có những lợi điểm cụ thể trên lâm sàng.

Tuy nhiên có một điều đáng ngại, thuốc statin mặc dù là những thuốc có công hiệu mạnh trên lâm sàng nhưng nó lại là thuốc có nhiều tác dụng phụ nhất. Một trong các tác dụng phụ của thuốc là gây ra viêm gan và các bệnh về cơ. Hậu quả là tế bào cơ của bệnh nhân bị hoại tử hoặc bị thay đổi tính thấm của màng tế bào. Người ta quan sát được trong các trường hợp này là sự gia tăng của enzym CK trong cơ. Cho đến nay, chưa hiểu lý do vì sao những thuốc statin lại có thể gây ra những tác dụng này nhưng có một điều rất thực tế là khi sử dụng thuốc này liều cao kéo dài thì phần nhiều các bệnh nhân sử dụng chúng sẽ lâm vào tình trạng như thế.

Tình huống sử dụng liều cao kéo dài có lẽ ít gặp nhưng sự phối hợp thuốc không cân nhắc thì lại thường gặp hơn.

 Hình ảnh cholesterol trong máu.

Những thuốc cần tránh kết hợp

Trong danh mục các thuốc không nên kết hợp với các thuốc hạ mỡ máu thì đáng chú ý là những thuốc làm thay đổi chu trình phân huỷ của các statin và fibrat. Một trong số các thuốc này được chú ý dưới đây.

Thứ nhất là các thuốc kháng nấm loại azol như ketoconazol, fluconazole.. Những thuốc này không nên dùng chung với statin. Ở đây, các azol là những thuốc kháng nấm công hiệu mạnh.

Tuy nhiên, có một điều chú ý là các azol như fluconazole, itraconazole, ketoconazole lại ức chế men phân huỷ các statin - các men cytochrom P450. Do đó, khi chúng ta dùng chung thuốc statin với thuốc chống nấm thì chẳng khác nào chúng ta làm tích luỹ các thuốc statin trong máu. Mà như một tác dụng phụ đáng ngại, sự tích lũy statin sẽ gây ra bệnh cơ cho người sử dụng.

Thuốc thứ hai là các kháng sinh dòng macrolid. Đây là một dòng kháng sinh “ưa” với các vi khuẩn ở đường hô hấp. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý là các kháng sinh macrolid là những chất ức chế enzym Cyt P450 mạnh. Vì thế các macrolid là những thuốc làm chậm chuyển hoá các statin. Sử dụng đồng thời hai loại thuốc là macrolid và statin có thể gây ra sự tích lũy quá mức của statin và gây ra bệnh cơ do thuốc.

Công thức phối hợp thứ ba đáng chú ý là một fibrat như clofibrat với một thuốc lợi tiểu như furosemid. Trong công thức này, clofibrat là một thuốc hạ mỡ máu điển hình còn furosemid là một thuốc lợi tiểu quai. Furosemid có tác dụng gây ra lợi tiểu tốt vì nó ức chế tái hấp thu Na ở quai Henle. Công dụng lợi tiểu của nó là vô cùng mạnh. Mạnh đến mức nó có thể thải toàn bộ nước trong cơ thể ra ngoài. Do vậy mà nó là một thuốc ưa dùng trong điều trị bệnh cầu thận hay các bệnh suy tim.

Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của thuốc lợi tiểu có thể phải được cân nhắc lại so với những hậu quả mà nó có thể gây ra khi được phối hợp với clofibrat. Lúc này, tình trạng lợi tiểu quá mức có thể xảy ra và khiến cho người bệnh vô cùng mệt mỏi. Cơ chế là do clofibrate ức chế cạnh tranh với các furosemid trong máu và đẩy các thuốc này ra khỏi phức hợp protein - thuốc. Furosemid được giải phóng ra quá nhiều và gây ra lợi tiểu đến trầm trọng, ngoài tầm kiểm soát. Sự lợi tiểu quá nhiều theo cơ chế thải muối gây ra hai tai biến: cơ thể mất nước quá mức và rối loạn muối nước nghiêm trọng. Người bệnh sẽ rất mệt mỏi và tình hình bệnh gốc như trở nên nặng nề hơn. Nếu ở một mức độ nào đó có thể chúng ta sẽ phải xử trí khẩn trương nếu không sẽ gây ra thiếu hụt khối lượng tuần hoàn.

Công thức thứ tư cũng cần chú ý là sử dụng đồng thời một nhóm hạ mỡ máu loại statin và một nhóm khác là fibrat. Vì cơ chế của hai thuốc là khác nhau nên có thể sử dụng kết hợp để tăng cường tác dụng. Nhưng nhiều khi chúng ta phải cân nhắc nguy cơ khi công thức statin + fibrat có thể gây ra bệnh cơ không mong muốn cho bệnh nhân. Cơ chế được giải thích là do fibrat làm ức chế chu trình glucuronid, một chu trình chuyển hoá của statin nên sẽ làm cho thuốc này chậm bị phân huỷ trong cơ thể. Lẽ ra chỉ cần sau 3 ngày là các statin sẽ không còn tác dụng nữa nhưng sự phối hợp của công thức này đã làm tích lũy statin lên gấp đôi và hậu quả là gây ra bệnh do statin.            

 

                                                                            Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục