Trong khi các chất Ractopamin (chất tạo nạc) bị Bộ NN&PTNT cấm thì vẫn được Bộ Y tế đưa vào danh mục sử dụng và có quy định rõ trường hợp sử dụng và hàm lượng.

 

“Đây là việc khiến nhiều doanh nghiệp lợi dụng để biện minh rằng Bộ NN&PTNT cấm nhưng Bộ Y tế đâu có cấm”, Ý kiến của ông Lê Văn Bầm, Vụ phó Vụ Khoa học công nghệ (Bộ NN&PTNT).

 

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, 4,8% số mẫu có chất cấm thì vẫn là có vấn đề. Những chất mà Bộ NN&PTNT cấm thì hộ chăn nuôi hoàn toàn không được sử dụng, nếu cố tình sử dụng là trái luật pháp.

 

Còn về việc Bộ Y tế vẫn cho sử dụng chất cấm này với hàm lượng tối thiểu thì ngành chăn nuôi cũng cần nghiên cứu xem xét điều này có khoa học không, có phù hợp với thông lệ quốc tế không, có ảnh hưởng sức khỏe con người không để kiến nghị sửa đổi.

 

Ông Hoàng Văn Năm, quyền Cục trưởng Cục Thú y quả quyết, thông tin sàng lọc 43% số mẫu dương tính với chất tạo nạc được đưa ra ban đầu là con số rất đáng báo động.

 

Trong vòng một tháng qua, sau khi tăng cường kiểm tra, thì tỷ lệ số vụ vi phạm đã giảm là thực tế. Tuy nhiên, ông Năm cho biết,  thông thường chất tạo nạc chỉ được người chăn nuôi đưa vào thức ăn 15-20 ngày trước khi bán lợn, nếu cho ăn sớm quá lợn sẽ chết.

 

Các chất này đến với người chăn nuôi qua các nguồn phân phối nhỏ lẻ. Khi thông tin này rộ lên đến nay đã được 1 tháng, người dân sợ nên nhiều hộ đã dừng lại không sử dụng nữa, nên tỷ lệ số mẫu dương tính được kiểm tra giảm là đương nhiên.

 

Kết quả bước đầu này là một sự báo động cho xã hội. Vấn đề bây giờ là phải mạnh tay trong việc xử lý, không coi đây là chiến dịch mà phải làm thường xuyên, liên tục giám sát, theo dõi và xử lý kịp thời.

 

Nếu người chăn nuôi nào tái phạm lần 2, phải cương quyết không cho chăn nuôi nữa. Về việc xử lý các cơ sở vi phạm, đoàn kiểm tra lập biên bản, kiến nghị xử lý nhưng việc xử lý là của chính quyền địa phương nên nhiều khi xảy ra tình trạng Cục yêu cầu nhưng chưa có gì để đảm bảo địa phương sẽ thực hiện.

 

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Cục Phó Cục Chăn nuôi cho biết, tính đến nay các tỉnh bị phát hiện có sử dụng chất tạo nạc đã có văn bản gửi Cục và Cục sẽ xử lý trình lên Chính phủ. Riêng tỉnh Đồng Nai, UBND tỉnh đã có công văn trình lên Chính phủ về sự việc người chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong thời gian qua.

 

 

 

                                                                 Theo DanTri

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục