Do cải tạo tốt và đã cai nghiện cắt cơn thành công, các đối tượng nghiện ở Trại tạm giam Công an tỉnh được ân xá dịp 30/4/2013 và giao trả về cộng đồng để tiếp tục quản lý, giáo dục sau cai.

Do cải tạo tốt và đã cai nghiện cắt cơn thành công, các đối tượng nghiện ở Trại tạm giam Công an tỉnh được ân xá dịp 30/4/2013 và giao trả về cộng đồng để tiếp tục quản lý, giáo dục sau cai.

(HBĐT) - Theo đánh giá của Sở LĐ-TB&XH, trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, tình hình tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Trong đó, thách thức lớn nhất ngoài việc buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý diễn ra ngày càng tinh vi, manh động chính là tỷ lệ tái nghiện cao, việc quản lý, hỗ trợ đối tượng nghiện sau cai gặp nhiều khó khăn.

 

Tính đến ngày 31/5, toàn tỉnh có 1.959 người nghiện ma tuý ở 120 xã, phường, thị trấn, trong đó, số người nghiện ma tuý tại cộng đồng, nơi cư trú 1.486 người, 473 người nghiện được quản lý tại các trung tâm cai nghiện, cơ sở giáo dục, giáo dưỡng, trại tạm giam của công an. Số người sau cai nghiện điều tra năm 2012 có 1.250 người, số người qua thanh loại có mặt tại địa phương 1.018 người, số người tái nghiện chiếm tỷ lệ 66,89%. Bà Hoàng Kiên Giang, Phó  Chi cục Phòng - chống TNXH (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Tính từ năm 2006 đến nay, toàn tỉnh đã cai nghiện cho 4.253 lượt đối tượng và quản lý giáo dục, lao động trị liệu phục hồi sức khoẻ cho 281 đối tượng, tổ chức cai nghiện tại cộng đồng cho 116 học viên. Ngoài công tác cai nghiện phục hồi, được sự hỗ trợ của các dự án, ngành LĐ-TB&XH cũng đã triển khai nhiều chương trình nhằm hỗ trợ người sau cai khi tái hoà nhập cộng đồng. Trong đó nhiều dự án bước đầu có kết quả tích cực như đề án xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma tuý tại phường Chăm Mát (TPHB) và xã Tử Nê (Tân Lạc). Tại đây, đề án đã hỗ trợ mỗi xã 20 triệu đồng để theo dõi, giám sát và tuyên truyền, vận động người nghiện ma tuý không tái nghiện. Dự án I71 về cai nghiện cộng đồng tại thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) giúp 5 người sau cai nghiện vốn để tạo việc làm và ký kết hợp đồng trách nhiệm với các cơ sở kinh doanh, dạy nghề để đào tạo nghề cho 10 đối tượng sau cai. Dự án Haarp hỗ trợ, đào tạo nghề tạo việc làm cho 74 đối tượng nghiện với kinh phí hơn 700 triệu đồng.

 

Tuy nhiên, tất cả các chương trình này chưa được triển khai đồng bộ và sâu rộng, ở nhiều địa phương công tác quản lý sau cai chưa đảm bảo nên tỷ lệ tái nghiện khá cao, nhiều học viên đã vào trung tâm 2 - 3 lần trong một thời gian ngắn. Đặc biệt, việc tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện ma tuý sau cai còn gặp nhiều khó khăn. Công tác cai nghiện ma tuý tại cộng đồng chưa tìm được mô hình có hiệu quả cao.

 

Theo bà Hoàng Kiên Giang, Phó Chi cục Phòng - chống tệ nạn xã hội tỉnh, để nâng cao chất lượng công  tác cai nghiện ma tuý, phục hồi chức năng cho người nghiện, trước mắt, tỉnh ta cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền và nhân dân, học sinh về tác hại của việc sử dụng ma tuý, nghiện ma tuý. Tiếp tục triển khai công tác cai nghiện bằng nhiều hình thức như nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện tại trung tâm, củng cố nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường hình thức cai tự nguyện tại trung tâm. Đồng thời, tổ chức tốt công tác cai nghiện tại cộng đồng, quản lý sau cai tại nơi cư trú, công tác dạy nghề, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tại cộng đồng. Tăng cường giải quyết những vấn đề xã hội sau cai cho người nghiện ma tuý với phương châm nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, đoàn thể trong công tác quản lý giúp đỡ người sau cai phòng tránh tái nghiện. Quan tâm chú trọng công tác dạy nghề cho vay vốn, hỗ trợ tạo việc làm để người nghiện sau cai hoàn lương ổn định cuộc sống, tái hoà nhập cộng đồng. Tích cực xã hội hoá công tác điều trị nghiện ma tuý, củng cố, kiện toàn các tổ  cai nghiện ma tuý ở địa phương. Bố trí kinh phí từ chương trình quốc gia phòng - chống ma tuý để hỗ trợ thực hiện công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng.

                                                                         Phương Linh 

 

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục