(HBĐT) - Từ tháng 9/2012, nếp nhà đơn sơ, giản dị của tiến sỹ Nguyễn Thị Thân Thủy ở xóm Tân Lập, xã Dân Chủ (TP. Hòa Bình) đã trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh có con em mắc bệnh tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ đến từ các phường, xã Thái Bình, Trung Minh, Chăm Mát, Hữu Nghị, Phương Lâm để gửi gắm với niềm hy vọng các cháu sớm hòa nhập với trường, lớp và cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của bạn bè cùng trang lứa.

 

Chị Hoàng Thị N. ở phường Tân Thịnh tâm sự: Bấy lâu nay trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Nguyên nhân chính do hiểu biết của cha, mẹ về vấn đề này còn hạn chế, hơn nữa, trên địa bàn tỉnh chưa có tổ chức, cá nhân nào đứng ra nhận tư vấn, chăm sóc, giáo dục, trị liệu cho các cháu. Một số gia đình có con em mắc bệnh cũng đã dành không ít thời gian, tiền của đưa đi chữa trị ở các tỉnh, thành phố khác nhưng cũng chuyển biến chậm, thậm chí có gia đình còn chữa bệnh cho con bằng hương nhang, cúng bái nhưng không hiệu quả. Chúng tôi hài lòng với những biện pháp trị liệu của Trung tâm tư vấn can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật của chị Thân Thủy và phấn khởi sau một thời gian ngắn, con em chúng tôi đã có bước chuyển biến tích cực.

  

Để tạo điều kiện cho các cháu được học tập, vui chơi, sinh hoạt trong môi trường có đầy đủ trang thiết bị chuẩn, tháng 4/2013, tiến sỹ Thân Thủy đã phối hợp đưa Trung tâm về hoạt động tại trường mầm non Sao Mai với biên chế 4 giáo viên mầm non, tiểu học, nhạc, họa. Riêng giám đốc Trung tâm tập trung thời gian trị liệu cho các cháu vào ngày thứ bảy, chủ nhật.

 

Quả là một lớp học đặc biệt với 10 em, bé nhất mới chỉ 26 tháng tuổi và lớn nhất đang học lớp 2. 10 học sinh, em rối loạn ngôn ngữ, em vận động kém, em khó khăn về học hành, giao tiếp, em quá hiếu động, thiếu tập trung... Nhưng tất cả đã được tiến sỹ Thân Thủy và các đồng nghiệp khám sàng lọc đánh giá mức độ khuyết tật, có biện pháp trị liệu phù hợp thông qua các bài tập về ngôn ngữ, vận động, giao tiếp. Sau quá trình trị liệu, hiện đã có 2 cháu đến trường bình thường. Các cháu còn lại đã có chuyển biến tích cực, có cháu khi đến trường việc học hành gần như vô vọng giờ đã biết đọc, biết viết, biết làm toán. Có cháu luôn rụt rè, e ngại với mọi người, giờ đã mạnh dạn trong giao tiếp với người lạ. Có cháu sợ va chạm cơ thể, sợ tiếng động, giờ đã tiếp xúc khá bình thường. Đặc biệt có cháu chậm nói giờ đây đã bi bô...

 

Không chỉ quan tâm đến trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ, từ hoạt động của Trung tâm, hàng nghìn lượt học sinh các trường tiểu học, mầm non, THPT trên địa bàn thành phố Hòa Bình đã được trang bị các kiến thức bổ ích và thiết thực về lễ giáo, các kỹ năng phòng ngừa sự cố, giao tiếp, phòng - chống căng thẳng, giáo dục giới tính, hướng nghiệp...

 

Sau khi tốt nghiệp đại học khoa tâm lý giáo dục, năm 2002, Thân Thủy về công tác tại trường cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Năm 2004, chị tiếp tục theo học và được trao bằng thạc sỹ chuyên ngành giáo dục đặc biệt. Đến năm 2008, chị tiếp tục tham gia nghiên cứu sinh và năm 2012 bảo vệ thành công đề tài chuyền đề: “Các nội dung giáo dục trong xã hội hiện đại. Dạy học tiểu học cho trẻ khuyết tật trí tuệ hòa nhập. Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học hòa nhập ở tiểu học có trẻ khuyết tật trí tuệ”. Với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với những vấn đề gai góc, hóc búa của xã hội, chia sẻ với những nỗi đau của mỗi gia đình, Trung tâm tư vấn can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật của tiến sỹ Thân Thủy đang góp phần chắp cánh cho những ước mơ  của trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ trở thành hiện thực.

 

 

                                                               Đức Phượng

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục