Cán bộ Ban DS/KHHGĐ xã Yên Lạc trao đổi về hoạt động can thiệp giảm thiểu mất cân bằng GTKS trên địa bàn.

Cán bộ Ban DS/KHHGĐ xã Yên Lạc trao đổi về hoạt động can thiệp giảm thiểu mất cân bằng GTKS trên địa bàn.

(HBĐT) - “Nhận thức đúng đắn về hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh (GTKS) ảnh hưởng đến nhiều vấn đề kinh tế - văn hóa và an sinh xã hội. Cụ thể đó là nhóm nam giới gặp khó khăn trong việc tìm vợ hoặc không thể lấy được vợ, phải duy trì cuộc sống độc thân có thể gây ra những bất ổn về trật tự an toàn ở cộng đồng, làm gia tăng tệ nạn mại dâm, buôn bán trẻ em gái, phụ nữ và các loại tội phạm xã hội khác. Trong những năm gần đây, huyện Yên Thủy đã triển khai nhiều hoạt động can thiệp nhằm góp phần giảm thiểu mất cân bằng GTKS trên địa bàn và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận” - Đồng chí Đặng Thị Đô, Phó Giám đốc Trung tâm DS /KHHGĐ huyện Yên Thủy cho biết.

 

Năm 2011, các hoạt động can thiệp bước đầu được triển khai tại 71 xã thuộc 5 huyện, trong đó có Yên Thủy. Đến năm 2012 triển khai ở 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện, các hoạt động tiếp tục được duy trì đến nay. Để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về lựa chọn giới tính thai nhi, Trung tâm DS /KHHGĐ huyện đã đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức. Hàng tuần, cán bộ truyền thông của trung tâm xây dựng nội dung tuyên truyền về nguyên nhân, hậu quả của việc mất cân bằng GTKS, sinh con thứ 3 trở lên, các vấn đề về CSSKSS /KHHGĐ gửi về các thôn, xóm, khu phố phát thanh qua hệ thống loa đài mỗi tuần từ 1 - 2 lần. Trong các cuộc họp giao ban của trung tâm, cán bộ dân số xã, thị trấn được chia sẻ kinh nghiệm truyền thông và cập nhật tình hình mới nhất về mất cân bằng GTKS trên địa bàn, từ đó báo cáo về địa phương để có những can thiệp kịp thời. Nội dung tuyên truyền ngày càng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng như: tư vấn về sức khỏe sinh sản thanh - thiếu niên, về giới và giới tính khi sinh cho nam, nữ đăng ký kết hôn tại UBND xã, thị trấn; hướng dẫn sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại; những lợi ích của KHHGĐ.

 

Bên cạnh đó, các cán bộ chuyên trách, CTV dân số thường xuyên đến những hộ gia đình sinh con một bề, gia đình đã có 1 con gái và mong muốn có con trai... để vận động, phân tích, nguyên nhân của đói nghèo là đông con, hậu quả của việc lựa chọn giới tính thai nhi sẽ dẫn đến mất cân bằng GTKS. Nhờ đó, nhận thức của người dân về mất cân bằng GTKS, thừa nam, thiếu nữ, ảnh hưởng của việc sinh con thứ 3 với hạnh phúc gia đình.

 

Sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong tuyên truyền, vận động cũng đạt được hiệu quả cao. Hàng năm, hội diễn NTQC các cấp đã lồng ghép tuyên truyền về công tác dân số nói chung, mất cân bằng GTKS nói riêng thông qua hình thức sân khấu hóa, qua đó, đã truyền tải được nhiều nội dung đến với người dân. Đặc biệt, Hội phụ nữ huyện Yên Thuỷ đã tích cực vào cuộc bằng việc xây dựng các CLB không sinh con thứ 3 tại 116 thôn, xóm. Ban chủ nhiệm các CLB thường xuyên tổ chức sinh hoạt, lồng ghép các nội dung CSSKSS, cách sử dụng các biện pháp tránh thai, phòng - chống HIV /AIDS, nuôi con khỏe - dạy con ngoan và phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Pháp lệnh Dân số, Luật HN -GĐ, Luật Bình đẳng giới, vấn đề mất cân bằng GTKS là “điểm nóng” cần quan tâm. Kết quả, năm 2012, tỷ lệ mất cân bằng GTKS toàn huyện là 119 bé trai /100 bé gái, đến năm 2013 là 108 bé trai /100 bé gái.

 

 

         

                                                                            Hồng nhung

 

 

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục