Cán bộ Trạm y tế xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV cho đối tượng có nguy cơ cao tại địa phương.

Cán bộ Trạm y tế xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV cho đối tượng có nguy cơ cao tại địa phương.

(HBĐT) - Phòng khám ngoại trú người lớn, khoa truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn) thành lập tháng 7/2010. Vượt qua những khó khăn về nguồn nhân lực mỏng, cán bộ làm công tác kiêm nhiệm, cơ sở vật chất còn thiếu và đặc biệt là nhận thức của người bệnh còn nhiều hạn chế..., cán bộ, y - bác sỹ phòng khám luôn cố gắng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ, mở rộng các hoạt động chăm sóc HIV/AIDS toàn diện (bao gồm hỗ trợ chăm sóc, điều trị tại cơ sở y tế và cộng đồng), góp phần làm giảm lây nhiễm HIV, cải thiện chất lượng cuộc sống của người có “H”...

 

Bác sỹ Nguyễn Văn Thái, Trưởng phòng khám ngoại trú người lớn cho biết: Hiện nay, phòng khám chăm sóc, điều trị cho 158 bệnh nhân, trong đó có trên 108 bệnh nhân điều trị bằng thuốc ARV. So với thời điểm khi mới mở phòng khám, số lượng đối tượng nhiễm HIV/AIDS của huyện Lạc Sơn cũng như một số huyện lân cận đến phòng khám ngoại trú ngày một đông hơn (sau 3 tháng mở phòng khám mới có bệnh nhân đến điều trị và sau 2 năm hoạt động mới có 25 bệnh nhân).  

Chị Bùi Thị T., bệnh nhân điều trị thường xuyên, tích cực tại phòng khám cho biết: Sau khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính với HIV vì bị lây từ chồng, tôi và gia đình rơi vào tình trạng suy sụp, sống trong mặc cảm, buồn chán và có lúc muốn buông xuôi... Nhưng nhờ sự động viên, tuyên truyền kịp thời của cán bộ y tế và đội ngũ đồng đẳng, CTV, cán bộ, y, bác sỹ của phòng khám, tôi dần hiểu rằng với phương pháp điều trị tích cực, căn bệnh sẽ được cải thiện. Tôi kiên trì chữa bệnh theo đúng phác đồ điều trị tại phòng khám để đến hôm nay đã tự tin với tình trạng sức khỏe  của mình và mạnh khỏe, lao động, sản xuất.  

Trường hợp chị Bùi Thị T. cũng như hàng trăm bệnh nhân điều trị tại phòng khám đều lạc quan, tin tưởng với phương pháp điều trị. Họ đã thực sự tin tưởng, yên tâm điều trị và coi những cán bộ, y, bác sỹ nơi đây như người thân cùng đồng hành, sẻ chia những khó khăn, đau khổ trong cuộc sống... Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: nhiều trường hợp, đối tượng vì mặc cảm đã ngại đến phòng khám hoặc phải đi đến các phòng khám ở địa phương khác xa nơi cư trú để điều trị. Nhiều bệnh nhân lại đến điều trị tại phòng khám khi đã mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, cơ thể gần như suy kiệt. Chính điều đó đã gây khó khăn cho công tác điều trị, tốn kém cho người bệnh (vì dự án chỉ cung cấp thuốc điều trị HIV miễn phí chứ không miễn phí điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội). Ngoài ra, vấn đề nhận thức của người dân còn hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị cho bệnh nhân “H”. Dù đã được giải thích, tuyên truyền nhiều, song chỉ vì những nguyên nhân đơn giản như: đường xa, trời mưa..., họ sẵn sàng bỏ lấy thuốc, không tuân thủ theo phác đồ điều trị. Trong khi đó chỉ 3 lần bỏ thuốc, việc kháng thuốc sẽ xảy ra, bệnh nhân không còn khả năng chống chọi với “H”.  

 

 

                                                                                          HD 

 

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục