Sùng A Chênh - Người đại biểu của nhân dân: Bài 1 - "Ngọn đuốc” thắp sáng nơi vùng cao Mai Châu
Thứ tư, 26/4/2023 | 9:10:47 Sáng
(HBĐT) - "Nhận thức sâu sắc yêu cầu của thực tiễn và nhiệm vụ của người đại biểu HĐND, tôi sẽ luôn bám sát nhiệm vụ, quyền hạn để làm tròn trách nhiệm là người đại diện của cử tri. Luôn gần gũi, giữ mối liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân; thường xuyên lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân; đề đạt với cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết và đôn đốc, theo dõi, giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri theo trách nhiệm của người đại biểu HĐND...”, lời hứa đó trước cử tri trong cuộc bầu cử đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vẫn đang được đồng chí Sùng A Chênh, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch UBMTTQ huyện Mai Châu nghiêm túc thực hiện...
Ngoài việc bố trí nơi ăn chốn ở cho các em học sinh ở xa, anh Sùng A Chênh còn thường xuyên quan tâm, động viên các em tự giác học tốt.
Sinh ra và lớn lên ở bản Chà Đáy, xã Pà Cò, Sùng A Chênh là một trong những người con đầu tiên của đồng bào dân tộc Mông ở Hòa Bình đi học đại học. Ngoài một Sùng A Chênh là người đại biểu HĐND tỉnh luôn thẳng thắn, nhiệt tình tại các phiên họp, chất vấn của HĐND tỉnh thì chúng tôi còn được biết đến một Sùng A Chênh là người "truyền lửa”, một "ngọn đuốc” góp phần thắp sáng bản, sáng làng nơi vùng cao Mai Châu...
Người đại biểu góp phần làm sáng bản, sáng làng
Vốn trưởng thành từ cán bộ khuyến nông, nên bước chân của Sùng A Chênh đã đi khắp các bản làng ở huyện Mai Châu. Với bản tính thật thà, chân tình, khẳng khái nói là làm như tính cách con người đồng bào dân tộc Mông, đi đến đâu Sùng A Chênh cũng được người dân quý mến. Những điều anh nói, việc anh làm đều được người dân trân trọng ghi nhận. Trong đó, có nhiều mô hình, hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp do Sùng A Chênh truyền đạt, triển khai, tổ chức thực hiện từ hàng chục năm qua vẫn được người dân ở một số xã vùng cao, khó khăn duy trì hiệu quả. Ví như mô hình trồng ngô lai, khoai lang, trồng gừng dưới tán luồng, trồng khoai sọ ở xã Sơn Thủy; mô hình trồng ngô nếp, tỏi tía ở Thành Sơn, trồng dưa hấu ở Mai Hạ...
Sau thời kỳ làm cán bộ khuyến nông, với sự nhiệt tình, trách nhiệm, Sùng A Chênh đã được bổ nhiệm vào nhiều vị trí công tác khác nhau. Trên cương vị nào anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, khi còn là Chủ tịch Hội Nông dân (HND) huyện, Sùng A Chênh đã trở thành người "truyền lửa” trong các phong trào thi đua SX-KD giỏi trong cán bộ, hội viên HND huyện Mai Châu; lãnh đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của địa phương và vượt 12 chỉ tiêu thi đua HND tỉnh giao. Trong đó, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn quỹ HND, giúp hàng trăm hộ hội viên nông dân trên địa bàn huyện có vốn phát triển SX-KD, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo; triển khai nhiều mô hình hiệu quả như: Nuôi cá lồng tại xã Sơn Thủy; chăn nuôi bò sinh sản, lợn bản địa tại các xã: Cun Pheo, Xăm Khoè, Mai Hịch, Thành Sơn, Bao La, Hang Kia, Pà Cò... Đặc biệt, Sùng A Chênh đã vận động hội viên HND 2 xã Pà Cò, Hang Kia khôi phục, xây dựng mô hình "Hàng rào đá bản Mông” với chiều dài 1,5 km; xây dựng thành công mô hình "Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh, xây dựng NTM kiểu mẫu, vườn mẫu”, góp phần đưa mô hình du lịch cộng đồng xã Hang Kia trở thành sản phẩm OCOP 4 sao.
Không dừng lại ở đó, trên cương vị của mình, Sùng A Chênh đã tham mưu cấp ủy, phát động cán bộ, hội viên nông dân và Nhân dân thực hiện mô hình "Hàng cây nông dân” với hàng nghìn cây hoa ban có tổng chiều dài 12 km tại các xã: Bao La, Nà Phòn, Chiềng Châu... góp phần xây dựng cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp trên địa bàn huyện.
"Truyền lửa” cho phong trào khuyến học
Không chỉ biết đến là cán bộ có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng lực công tác tốt, đồng chí Sùng A Chênh còn được biết đến là một người "truyền lửa” cho phong trào khuyến học ở huyện vùng cao Mai Châu nói chung và 2 xã vùng đồng bào dân tộc Mông ở Hang Kia, Pà Cò nói riêng.
Trên khu đất khoảng 300 m2 ở tiểu khu Vãng, thị trấn Mai Châu được mua bằng tiền tích cóp và vay mượn của anh em, bạn bè, người thân, Sùng A Chênh đã bỏ tiền ra xây dãy nhà trọ gồm 10 phòng với khu nấu ăn riêng, nhà vệ sinh khép kín. Toàn bộ số phòng trọ này anh dùng để đón các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn là con em đồng bào dân tộc Mông ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò và học sinh các địa bàn khó khăn của huyện về trọ học.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Chênh chia sẻ: Lâu nay, trẻ em người Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò và các xã vùng sâu, xa của huyện chỉ thuận lợi khi học đến THCS vì có các trường, chi trường ở gần nhà. Muốn học lên THPT, các em phải về trường huyện cách nhà hàng chục km. Đường xá xa xôi cách trở, điều kiện sinh hoạt ăn, ở khó khăn, vất vả chính là lý do mà trẻ em người Mông nói riêng và học sinh ở các xã vùng sâu, xa về huyện học không nhiều. Một số em theo học một thời gian thì bỏ về vì không chịu được cảnh thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần lúc xa nhà.
Xuất phát từ thực tế đó, để níu giữ con trẻ ở lại trường huyện, kiên trì học thêm con chữ giúp ích cho cuộc sống về sau. Hơn 10 năm qua, nhà trọ của anh Sùng A Chênh đã đón nhận gần 200 lượt con em người dân tộc Mông ở Hang Kia, Pà Cò và các em học sinh người dân tộc ở các xã vùng sâu, xa của huyện Mai Châu về trọ học. Sùng A Chênh cho biết: Ở đây bọn trẻ không phải trả tiền thuê phòng. Chi phí điện, nước dùng hết bao nhiêu trả bấy nhiêu, hoặc chỉ phải trả 50% đối với các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài việc hỗ trợ nơi ăn, chốn ở cho các em học sinh, Sùng A Chênh lo thêm phần trách nhiệm quán xuyến con em trong thời gian theo học xa nhà. Để làm được điều đó, anh Chênh xây dựng thời gian biểu cho từng ngày, từng tuần, từng kỳ học, năm học. Ngoài học tập trên lớp, việc học ở nhà, giờ giấc sinh hoạt từ nấu ăn, nghỉ trưa, ôn bài của các em đều quy định cụ thể. Bên cạnh đó, anh chia ra các nhóm lớp lớn, lớp dưới, giao nhiệm vụ cho nhóm lớp lớn quản việc học tập, sinh hoạt ở nhà của nhóm lớp dưới. Anh cũng luôn gần gũi, bảo ban con em trong việc học, nắm bắt tâm tư, tình cảm để động viên kịp thời. Quá trình học tập, sinh hoạt có gì khó khăn, khúc mắc, anh quan tâm động viên, chia sẻ, giúp đỡ cũng như tạo mọi điều kiện. Việc học, ăn, ở của con em cũng được anh kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên, không để các bậc cha mẹ phải lo lắng. Hơn 10 năm qua, khu trọ duy trì nề nếp, không xảy ra vấn đề gì ngoài ý muốn. Các em học sinh ở khu trọ đều tốt nghiệp THPT, không có trường hợp bỏ học giữa chừng. Nhiều em trong số đó đã theo học các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau khi tốt nghiệp đã trở về quê hương phục vụ người dân như: Sùng A Páo, Sùng A Viện theo học trung cấp y, giờ đã trở thành cán bộ y tế xã Pà Cò; Sùng A Việt trở thành giáo viên trường TH&THCS Pà Cò; Sùng Y Thúy, Sùng Y Lan trở thành cô giáo mầm non tại xã Hang Kia...
Bài 3 - Giải quyết vấn đề thiếu hụt cán bộ nữ, trẻ, dân tộc thiểu số
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức (BTC) Tỉnh ủy, số lượng cán bộ (CB) trẻ, CB nữ, CB là người dân tộc thiểu số (DTTS), nhất là CB trẻ, CB nữ diện cấp ủy quản lý của tỉnh ta hiện nay còn khiêm tốn. CB trẻ diện BTV Tỉnh ủy quản lý chỉ chiếm 4,7%; nữ chiếm 17,7%. CB trẻ diện BTV Huyện ủy quản lý chiếm 25%, là nữ chiếm 20,5%; đến cuối năm 2025, CB nữ còn 14,5%, CB trẻ dưới 40 tuổi chỉ còn chiếm 0,9%. Những con số "biết nói” này cho thấy hiện trạng thiếu hụt CB nữ, trẻ đang diễn ra tại tỉnh ta. Đồng thời, đặt ra vấn đề lo ngại về sự chuyển tiếp CB thời gian tới.
Bài 2 - Quyết liệt trong luân chuyển, điều động cán bộ
(HBĐT) - Một trong những hạn chế nổi lên trong công tác cán bộ (CB) đã được Tỉnh ủy chỉ ra từ đầu nhiệm kỳ đó là việc điều động, chuyển đổi vị trí công tác chưa thực sự được quan tâm. Thực tế khi rà soát CB lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương ở các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện tại thời điểm tháng 5/2021, có đến 80 đồng chí được bổ nhiệm lại đến lần thứ 3; thậm chí có đồng chí được bổ nhiệm lại lần 4, lần 5. Lãnh đạo cấp phó thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý có 78 đồng chí đã được bổ nhiệm lại lần 2 và 13 đồng chí bổ nhiệm lại lần 3. Do đó, luân chuyển, điều động CB được xác định là việc cần làm ngay.
(HBĐT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Cán bộ (CB) là cái gốc của mọi công việc… Công việc thành công hay thất bại đều do CB tốt hay kém”. Trong văn kiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) XIII của Đảng, nhiệm vụ trọng tâm được chỉ ra đầu tiên đó là "tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng… xây dựng đội ngũ đảng viên và CB các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Điều này đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác cán bộ (CTCB). Thực hiện NQĐH XIII của Đảng, NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, hàng loạt giải pháp quyết liệt, mang tính đột phá, chiến lược đã được tỉnh ta triển khai để khắc phục những yếu kém trong CTCB. Từng bước xây dựng đội ngũ CB đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy KT-XH phát triển nhanh, toàn diện.
(HBĐT) - Nhờ nguồn vốn uỷ thác từ ngân sách địa phương (NSĐP) sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh. Mỗi đồng vốn chuyển sang là thêm một sự đồng hành, một cơ hội để có thêm những người lao động vượt lên khó khăn.
(HBĐT) - Sau gần 9 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 và hơn 2 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW, ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách (TDCS) xã hội đã tác động tích cực đến hoạt động TDCS trên địa bàn tỉnh. Hơn 20 năm triển khai TDCS, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành một trong những trụ cột trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Với sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với TDCS xã hội đã giúp trụ cột này thêm vững chắc hơn.
(HBĐT) - Mua bán, vận chuyển ma túy trái phép được thực hiện với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm che đậy hành vi phạm tội. Tuy nhiên, thủ đoạn vận chuyển ma túy trên các phương tiện công cộng, do chính lái xe thực hiện là hành vi ngụy trang đặc biệt nguy hiểm, khó phát hiện, đấu tranh. Nguy hiểm hơn, lái xe là đối tượng nghiện lâu năm, phương thức vận chuyển này đặt tính mạng của hành khách trong thế "ngàn cân treo sợi tóc”.