Trải qua hơn bảy thập kỷ, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vẫn sống mãi trong lòng dân tộc như một bản hùng ca bất diệt. Những cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng trong họ vẫn còn sâu đậm những ký ức về những tháng ngày khốc liệt nhưng rất đỗi hào hùng khi được cống hiến tuổi xuân, máu xương, góp phần làm nên bản hùng ca của dân tộc.




Ông Mai Đại Xá (thứ 3 từ trái sang) xúc động nhớ lại những năm tháng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Những ngày tháng 5 lịch sử, các cựu chiến binh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tụ họp ôn lại những ngày vượt rừng hành quân lên Tây Bắc, tới các trận địa trên chiến trường Điện Biên Phủ. Ông Mai Đại Xá, cựu chiến sĩ Điện Biên, hiện cư trú tại tổ 7, phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình tóc bạc trắng nhưng vẫn minh mẫn, nhớ như in từng bước chân hành quân, từng đêm đào hầm, từng trận mưa bom bão đạn mà ông cùng đồng đội đã vượt qua. Lớp lớp thanh niên, dân công hỏa tuyến tỉnh Hòa Bình và các tỉnh trong khu vực miệt mài hành quân, kéo pháo, vận chuyển lương thực, vũ khí giữa đêm tối, bùn lầy, đói rét, mưa dầm.

Năm 1952, ông Mai Đại Xá xung phong lên đường tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ và được bố trí vào đội trinh sát của Trung đoàn 74, Sư đoàn 316. Ông kể: Mỗi mét đường là một phần máu và nước mắt. Đó là kỷ niệm không thể nào quên, những ngày hành quân chiến đấu khoét núi, đào hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non nhưng gan không núng, trí không mòn, tất cả vì mục tiêu đánh thắng quân thù, ngăn chặn, phá vỡ các cấu trúc cơ bản của tập đoàn cứ điểm, làm tiêu hao sinh lực địch… Bộ đội, thanh niên, dân công hỏa tuyến đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh tuổi thanh xuân, xương máu, xông pha vào trận tuyến. Quá trình hành quân gian khổ vô cùng - đi bộ, mất hàng tháng trời lội suối, băng rừng, cứ bám hướng Tây Bắc mà tiến. Đói rét, cái chết luôn thường trực, có thời điểm máy bay địch, pháo bắn phá khủng khiếp nhưng tinh thần bộ đội không nao núng. Nhiều chiến sĩ, đồng đội đã ngã xuống ngay trên đường tải đạn nhưng không ai thoái thác nhiệm vụ. Chúng tôi chỉ có một con đường là tiến về phía trước.

Những trận chiến khốc liệt giành giật từng mét đất giữa ta và địch, tiếng người xung phong vang dội núi rừng và sắc cờ đỏ sao vàng trung bay trên hầm địch hòa trong khói súng thôi thúc bộ đội, dân quân vững bước tiến lên. Cựu binh Phạm Hồng Canh ở phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình năm nay đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng khi nhắc nhớ về Chiến dịch Điện Biên Phủ nước mắt ông rơm rớm. Ông kể: Hồi ấy, ông cùng hàng trăm thanh niên tham gia chiến đấu ở chiến trường Điện Biên Phủ. Năm 1952, ông bị thương khi tham gia trận đánh tại sân bay Mường Thanh. Nhiều đồng đội tôi đã mãi mãi nằm lại chiến trường để cho ngày toàn thắng. 

Ký ức sống động trong tâm trí những người từng đi qua cuộc chiến như "ngọn lửa" vẫn cháy mãi trong lòng hậu thế. Những ký ức, hồi ký về Chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ của những người lính năm xưa, mà còn là tài sản tinh thần chung của dân tộc. Trong từng câu chuyện, từng dòng hồi ký, từng vết sẹo còn hằn trên thân thể các cựu binh là một bài học lớn về lòng dũng cảm, khát vọng tự do và ý chí chiến đấu, niềm tin chiến thắng.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không chỉ đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, mà còn khơi dậy niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của nhân dân, của một dân tộc dù nhỏ nhưng không khuất phục trước bất kỳ thế lực nào. Đó mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện sự trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.



L.C

Các tin khác


Tỏa ngát hương thơm vườn hoa "nghìn việc tốt": Bài 4 - Thiếu nhi Hòa Bình tiếp bước cha anh, làm nghìn việc tốt

62 năm đã trôi qua kể từ ngày phong trào thi đua Nghìn việc tốt được thiếu nhi Hòa Bình hưởng ứng, phong trào đã góp phần quan trọng hình thành và hoàn thiện nhân cách của mỗi người, tạo nên các thế hệ con em đất Mường lương thiện và bản lĩnh. Tiếp bước cha anh, thiếu nhi Hòa Bình hôm nay hăng hái thi đua làm nghìn việc tốt, phấn đấu trở thành những chủ nhân tương lai có đức, có tài để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, giàu đẹp.

Ký ức 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa ở Thành cổ Quảng Trị

Các cựu chiến binh từng chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972 vẫn thường gặp gỡ để ôn lại kỷ niệm sâu sắc về một trong những trận chiến ác liệt nhất trong lịch sử đấu tranh của dân tộc. Trận chiến 81 ngày đêm giằng co từng mét đất giữa bom rơi, đạn nổ vẫn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như người dân Hòa Bình, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tỏa ngát hương thơm vườn hoa "nghìn việc tốt": Bài 3 - Gặp những thiếu niên dũng cảm cứu bạn

Trong hàng nghìn việc tốt mà thiếu niên, nhi đồng tỉnh Hoà Bình đã làm được thời gian qua, việc làm nào cũng quý giá, đáng trân trọng và đáng được nhân rộng, biểu dương kịp thời. Trong đó, có lẽ đặc biệt và ấn tượng hơn cả chính là hành động dũng cảm của 2 học sinh Trường TH&THCS Cư Yên (xã Cư Yên, huyện Lương Sơn) đã lao xuống dòng nước lũ chảy xiết để cứu bạn, một em không may đã bị lũ cuốn tử vong. Huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm” Trung ương Đoàn trao tặng là phần thưởng xứng đáng cho tinh thần dũng cảm, chấp nhận hiểm nguy cứu người của các em.

Tự hào là “Km số 0” của những đoàn quân Nam tiến

Với nhiều cựu chiến binh từng đi qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, dù cho bao năm trôi qua thì trong tâm trí họ vùng đất Yên Thủy luôn là "Km số 0” của những đoàn quân Nam tiến. Sau thời gian huấn luyện, từ vùng đất này những chàng trai "vai đồng, chân sắt, ý chí thép” đã tiến thẳng vào chiến trường...

Tỏa ngát hương thơm vườn hoa “nghìn việc tốt”: Bài 2 - Để bạn mình không bị bỏ lại phía sau

Được đến trường học tập, vui chơi cùng bè bạn là mong ước của bất kỳ đứa trẻ nào, nhưng với các học sinh tật nguyền, bị bệnh hiểm nghèo… mong muốn tưởng như bình dị, giản đơn đó lại trở nên vô cùng gian nan, khó khăn. Thật may mắn cho các em là ở bất cứ ngôi trường nào trên địa bàn tỉnh Hòa Bình luôn có những người bạn học bằng tất cả sự yêu thương, sẻ chia luôn sẵn sàng nguyện là đôi chân đưa bạn đến trường, nguyện là đôi tay chép bài giúp bạn… Sự yêu thương, tinh thần giúp đỡ bạn bè đã lan tỏa rộng khắp, trở thành nét đẹp đáng quý trong cách ứng xử, đạo đức của những thiếu niên đất Mường.

Ý Đảng - lòng dân nơi lưng chừng mây Pà Cò

Trên dốc núi còn loang sương, từ các xóm Cang, Xà Lĩnh… người Mông mặc váy xòe rực rỡ hướng về nhà văn hoá, trên tay cầm giấy mời như cầm tấm vé bước vào một cuộc đổi thay. 99,86% - đó không chỉ là con số khô khan thống kê ý kiến cử tri xã Pà Cò (Mai Châu), mà là âm hưởng của sự đồng tình vang lên từ rẻo cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục