Những ngọn đồi trơ đá, sỏi do người dân đốt rừng làm nương ở Mường Tuổng.

Những ngọn đồi trơ đá, sỏi do người dân đốt rừng làm nương ở Mường Tuổng.

(HBĐT) - Vượt gần 80 km đường đèo dốc quanh co, chúng tôi đến được Mường Tuổng, xã cao, xa nhất của huyện Đà Bắc đã hơn 12 giờ trưa. Trong cái nắng hanh vàng, đập vào mắt chỉ là những sườn đồi trơ sỏi đá, thảng hoặc một vài “đốm đỏ” của những cây gạo mùa trổ bông nổi bật giữa một màu nâu đất ngút ngàn. Lý giải cho cảnh tượng ấy, đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã Đinh Công Cứu thở dài: “thiếu nước nên cả năm chỉ trông vào nương rẫy để làm ngô thôi”.

           

Nhắc đến cái tên Mường Tuổng, tôi đã biết đó là một địa bàn xa xôi nhưng trong tưởng tượng của tôi, xã vùng lòng hồ ấy ít nhiều thuận lợi vì vừa có rừng, vừa ngay cạnh mép hồ, tuyến đường 433 đã thông suốt, khu chợ cụm Tuổng - Nghê --Nánh đã được hình thành, cơ sở vật chất cũng đã được đầu tư xây mới khang trang. Tuy nhiên, có đi rồi mới biết điều kiện trên rừng, dưới nước ấy chưa hẳn đã là lợi thế của vùng đất khắc nghiệt này.  Mường Tuổng có 5 xóm, gần 300 hộ nhưng từ trên tuyến tỉnh lộ 433 nhìn xuống, có cảm giác cả xã chỉ như một bản làng sống quần tụ bên mép hồ, hỏi đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã mới biết vì chỉ ở doi đất ngay cạnh bờ hồ này mới có nước nên cả xã sống tập trung ở đây mặc dù nơi sản xuất gieo trồng tít tận trên những thung cao. Nguồn nước không chỉ quyết định cuộc sống của người dân Mường Tuổng mà còn ảnh hướng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Bí thư Đảng uỷ xã Đinh Công Cứu chia sẻ: diện tích đất nông nghiệp ở Mường Tuổng có hơn 1.000 ha nhưng đất trồng lúa thì chỉ năm 1 vụ có 4 ha. Hết làm ruộng, người dân chỉ biết làm nương làm rẫy. Ngô lai là cây trồng chủ lực của xã, trung bình một năm, diện tích ngô lai của xã hơn 500 ha nhưng năng suất cây ngô không cao do thiếu nước tưới, mặt khác vào vụ thu hoạch ngô trồng trên những sườn dốc chỉ cần một cơn bão là đổ, nguy cơ mất trắng. Đến vụ thu hoạch, đường đi lại khó khăn, thương lái lên mua ngô vì thế mà ép giá người dân nên đồng tiền thu được cũng chẳng là bao. Có năm ngô rẻ, người dân đành chấp nhận đổi ngô lấy gạo để ăn dần.

 

     

Các chương trình dự án đã góp phần  đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho xã, tuy nhiên, chưa mang lại hiệu quả về hỗ trở phát triển sản xuất.

           

Là một xã vùng hồ được hưởng chính sách định cư vùng lòng hồ sông Đà,  sau này, xã cũng nằm trong Chương trình 135 với nhiều dự án đầu tư hỗ trợ kinh tế. Tuy nhiên, các dự án vào xã cũng chủ yếu “thành công” ở hợp phần hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho xã còn lại các hợp phần về hỗ trợ người dân phát triển sản xuất nhìn chung chưa đem lại hiệu quả.  Trao đổi về vấn đề này, ông Bùi Thanh Châm, Chủ tịch UBND xã Mường Tuổng cho biết: chúng tôi cũng đã đi nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm nhiều loại cây trồng như keo lai nhưng do không phù hợp với điều kiện khí hậu nên không duy trì được. Trong năm 2012, dự án giảm nghèo huyện Đà Bắc đưa vào trồng thử nghiệm giống cây thanh hao nhưng do năng suất thấp, giá thu mua không đạt, người dân cũng không muốn tham gia tiếp. Ngoài ra, chương trình cũng đưa về mô hình nuôi cá lồng, nuôi lợn lòi nhưng chưa mang lại hiệu quả do giá thành con giống cao.

           

Rời Mường Tuổng trong trăn trở về cái đói, cái nghèo, thiết nghĩ phải chăng Mường Tuổng đang rơi vào "cái bẫy" của chính mình: theo một vòng luẩn quẩn, một năm người dân chỉ nhìn vào một vụ ngô, càng ngày diện tích ngô càng mở rộng, theo đó, diện tích rừng thu hẹp. Không có rừng, đất càng trở nên khô cằn, mùa khô càng khắc nghiệt hơn, nước tưới cho gieo trồng càng trở nên khó khăn, cái đói, cái nghèo càng đeo bám. Đã đến lúc Mường Tuổng phái tính đến việc phát triển bền vững hơn, việc này không hề đơn giản mà hoàn toàn có thể thực hiện được với những chương trình như: trồng rừng, giảm nghèo… hiện vẫn đang được triển khai, mang lại hiệu quả tại nhiều xã vùng lòng hồ như Mường Tuổng. Nói như những cán bộ dự án giảm nghèo huyện Đà Bắc: nếu như rừng không xanh tốt trở lại, một năm dù chỉ trông mong vào một vụ ngô đi chăng nữa cũng còn là một bài toán khó đối với người dân nơi đây.

 

 

  

                                                                   Phương Linh

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục