Người thợ đóng than đang trộn nguyên liệu để chuẩn bị cho ra lò những mẻ than tròn trịa, rắn chắc.

Người thợ đóng than đang trộn nguyên liệu để chuẩn bị cho ra lò những mẻ than tròn trịa, rắn chắc.

(HBĐT) - Đó là cách gọi vui của nhiều người dành cho những người thợ làm than tổ ong. Họ được gọi là những “thợ mỏ” trên mặt đất khi hàng ngày phải tiếp xúc với lớp than đen đúa, làm việc trong không gian đen ngòm, nóng bức.

 

Mặc dù xu hướng dùng các loại bếp nấu bằng điện, gas ngày càng phổ biến, nhưng với những hàng quán dịch vụ, than tổ ong vẫn được ưa chuộng vì giá thành thấp. Mùa hanh khô là thời điểm thợ đóng  than tổ ong bận rộn. Công việc cần có những bãi đất rộng, thoáng ở những khu vực xa dân cư. Thường vào mùa khô, than đủ nắng mới nhanh cứng, việc vận chuyển sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn nhiều.

 

Với những cơ sở chuyên sản xuất than tổ ong, nguyên liệu chủ yếu gồm: than bùn và than cám. Ban đầu, người thợ đóng than phải xúc than bùn và than cám trộn sơ chế trước rồi cho vào máy trộn, sau đó đưa ra khuôn đúc để tạo ra những viên than tròn trịa, cứng cáp.

 

Người thợ đóng than tổ ong thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn, không khí độc hại từ khói than lại đòi hỏi phải có sức lực và sự dẻo dai. Khác với những công nhân ở lò than, suốt năm “chui” trong bóng tối với những hầm sâu vài chục mét, thợ đóng than tổ ong “lăn lộn” với máy móc, nguyên liệu ngay trên mặt đất, đối diện với cái nắng chói chang cả ngày nên người tìm đến công việc này chủ yếu là đàn ông sức dài, vai rộng. Có mặt tại một cơ sở sản xuất than tổ ong trên đường Trần Hưng Đạo (TPHB) đúng vào giờ nghỉ lao, anh Hòa, một thợ đóng than giãi bày: “Không lo sập lò như thợ mỏ làm việc trong lòng đất, chúng tôi chỉ sợ mỗi nắng gắt và khí bụi thường xuyên hít phải ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều người không chịu nổi nên đã bỏ việc. Kiếm được đồng tiền không dễ, nhất là đối với nghề độc hại này nên ai cũng giảm sút sức khỏe. Nhưng tính ra, nghề này cũng được lãi hơn làm ruộng nên chúng tôi vẫn cứ làm”.

 

Trước kia, làm than tổ ong đem lại một khoản thu nhập khá nhưng mấy năm lại đây, công việc này gặp nhiều khó khăn, phần vì lượng người mua ít, phần vì ô nhiễm không khí trong quá trình sản xuất.  Song, nhiều người vẫn chọn nghề này để mưu sinh. Dù công việc vất vả, môi trường độc hại nhưng người thợ đóng than tổ ong vẫn ngày đêm miệt mài lao động để kiếm tiền lo cho cuộc sống gia đình. Với họ, giữ được sức khỏe là vấn đề hàng đầu, dù họ luôn đùa với nhau rằng: “Mỗi ngày không hít đủ vài cân bụi,  không ngửi một chút mùi than thì ăn cơm không còn biết ngon”. Nhưng mấy ai hiểu hết những lời tâm sự ấy?.

 

Gắn mình với thứ than đen ngòm nên nhìn bề ngoài ai cũng đen đúa, lấm lem. Dù vậy, niềm vui lớn nhất của một người thợ đóng than tổ ong là những mẻ than rắn chắc, tròn trịa liên tục được ra lò. Đặc biệt, mọi người đều mong công việc được duy trì thường xuyên, không phải lo thất nghiệp vào những ngày mưa để ai cũng có thu nhập mỗi ngày.

 

 

                                                              Hoàng Thảo (TTV)

 

 

 

 

Các tin khác


Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục