Cần có sự quan tâm đầu tư và quản lý chặt chẽ để nâng tầm quần thể di tích Thác Bờ.

Cần có sự quan tâm đầu tư và quản lý chặt chẽ để nâng tầm quần thể di tích Thác Bờ.

Bài 2: Cần sớm được nâng tầm để phát huy giá trị

 

Bởi đã lọt vào “tầm ngắm” là tuyến du lịch trọng điểm quốc gia năm 2020, tầm nhìn 2030, vì vậy tỉnh ta cũng đã có những động thái tích cực trong công tác quản lý, quy hoạch để phát huy giá trị quần thể di tích Thác Bờ, tuy nhiên, tiến độ có phần chậm chạp và những khúc mắc cần giải quyết còn khá nhiều.

 

 

Tôi đem những lộn xộn ở chốn tâm linh - di tích Đền Thác Bờ, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) trao đổi với các nhà quản lý văn hóa, đồng chí Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Quản lý nghiệp vụ (Sở VH -TT&DL) hé lộ: Quả thật chỉ riêng việc phân định quyền quản lý, người quản lý để nhằm giải quyết sự lộn xộn tại di tích Đền Thác Bờ, xã Vầy Nưa đã tốn khá nhiều giấy mực, thời gian đi lại họp  bàn và thậm chí còn cả những cuộc tranh luận giữa những nhà quản lý. Thực sự trong mùa lễ hội 2014, những người được giao nhiệm vụ làm QLNN về lĩnh vực văn hóa luôn trong tình trạng lo lắng xảy ra sự cố ở đền Thác Bờ. May mắn, sự việc đã êm xuôi.

 

Theo quy định của Luật Di sản văn hóa, khi di tích được xếp hạng, được giao cho UBND quản lý (di tích cấp tỉnh thì được giao cho UBND cấp xã quản lý). Tuy nhiên, nếu trong quá trình hoạt động nhận thấy việc điều hành của BQL không tốt sẽ thành lập BQL di tích cấp huyện, xét thấy BQL cấp huyện hoạt động không hiệu quả tỉnh sẽ xem xét thành lập BQL di tích cấp tỉnh. Bám sát những quy định này, hướng tới một tầm nhìn xa hơn, vừa qua UBND tỉnh đã đã cử đoàn công tác liên ngành Sở VH -TT&DL và Sở Nội vụ đi học tập kinh nghiệm về quản lý di tích ở một số tỉnh bạn như: BQL Festivan chè Thái Nguyên; BQL di tích Pác Bó (Cao Bằng), BQL di tích Động Tam Thanh (Lạng Sơn);  BQL di tích hồ Ba Bể (Bắc Kạn). Ngay sau chuyến đi 2 Sở đã chung tay xây dựng Đề án “Thành lập BQL di tích tỉnh Hòa Bình” trình UBND tỉnh  phê duyệt. Trong phần đề dẫn nói về sự cần thiết của đề án nêu rõ: Trước tốc độ phát triển của xã hội, việc quản lý hoạt động di tích nảy sinh nhiều yếu tố phức tạp về quyền thừa kế, quyền sở hữu, tranh chấp về kinh tế, tệ nạn buôn thần, bán thánh có chiều hướng gia tăng, sự thống nhất phối hợp giữa các địa phương và các ban, ngành hữu quan còn chồng chéo, buông lỏng, dẫn tới sự bất cập cần được giải quyết. Điển hình nảy sinh ra những mâu thuẫn của cụm di tích Chùa Tiên (Lạc Thủy), cụm di tích tâm linh khu vực lòng hồ Hòa Bình, đền Thác Bờ, xã Vầy Nưa (Đà Bắc), đền Thác Bờ, xã Thung Nai (Cao Phong); động Tiên Phi (TP Hòa Bình), xuất hiện nhiều thiết chế thờ tự mới được xây dựng trái phép, khó quản lý... gây mật trật tự, an ninh, khiếu kiện kéo dài và thất thu cho NSNN cần được giải quyết. Xuất phát từ điều kiện thực tế, đồng thời bám sát vào chủ trương, định hướng của tỉnh về việc phát triển du lịch giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo, coi trọng phát triển du lịch là ngành “công nghiệp không khói”, do vậy, việc thành lập BQL di tích  của tỉnh là vấn đề cấp bách và cần thiết đối với 69 di tích đã được các cấp xếp hạng công nhận. Theo đề án này, việc quản lý quần thể di tích đền Thác Bờ sẽ thuộc về BQL di tích tỉnh Hòa Bình và những người trong cuộc kỳ vọng sẽ khắc phục được tình trạng tranh giành quyền quản lý như hiện nay và có điều kiện để tu bổ, tôn tạo, quảng bá, phát huy giá trị văn hóa, tinh thần của cụm di tích. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2031, ngày 31/10/2013 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đền Thác Bờ, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Tháng 6/2014, UBND tỉnh đã có Quyết định số 848 về việc thu hồi và giao đất cho Sở VH -TT&DL thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình bảo tồn và tôn tạo di tích này.

 

Lộ trình đã rõ nhưng con đường đi thực sự không bằng phẳng bởi khi thực hiện việc thu hồi đất hay nói rõ hơn là thu hồi những di tích đó để Nhà nước quản lý vẫn phải tính đến quyền lợi, tâm tư, nguyện vọng  những người dân đầu tư, tôn tạo, khai thác di tích suốt bao năm qua.  Trò chuyện với ông Hồ Xuân Chữ, người dồn tất cả tâm huyết và nguồn tài chính không nhỏ để đầu tư, tôn tạo di tích động Thác Bờ, được nghe nỗi niềm trăn trở: Tôi có nghe nói Sở VH -TT&DL đang chuẩn bị các thủ tục để giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư quần thể di tích Thác Bờ. Mới là nghe nói vậy thôi chứ cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi (những người đã đứng ra đầu tư, tôn tạo và khai thác quần thể di tích này) vẫn chưa được tham gia một cuộc họp bàn nào để tiếp nhận thông tin một cách cụ thể, chính thống. Có hồn cốt là phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, con người chân thành, hồn hậu cả trong truyền thuyết về Chúa Thác Bờ (bà Đinh Thị Vân) và hiện tại đã trở thành điểm du lịch thu hút đông đảo du khách thập phương suốt bao năm qua, quần thể di tích Thác Bờ cần được đầu tư, tôn tạo, quảng bá hình ảnh để nâng tầm giá trị đó là điều hợp lý. Tuy nhiên cần phải có sự bàn bạc thống nhất kỹ lưỡng, công việc mới thực sự trôi chảy. Đó cũng là một trong những tiếng vọng được cất lên từ quần thể di tích Thác Bờ mong cho hình ảnh, giá trị văn hóa tinh thần được nâng lên một tầm cao mới xứng đáng là điểm nhấn của tuyến du lịch vùng lòng hồ  sông Đà.

 

 

Thúy Hằng

 

Các tin khác


Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục