“Bức thư thế kỷ” đang được lưu giữ trang trọng trong quần thể công trình Thủy điện Høa Bình.

“Bức thư thế kỷ” đang được lưu giữ trang trọng trong quần thể công trình Thủy điện Høa Bình.

(HBĐT) - “Nơi đây lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư này sẽ được mở vào ngày 1/1/2100”. Dòng chữ được khắc trang trọng bằng cả tiếng Việt và tiếng Nga, thu hút sự chú ý đặc biệt của du khách mỗi khi đặt chân đến nơi lưu giữ “bức thư thế kỷ”.

 

Chị Nguyễn Thị Thanh Tú (tổ 1, phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình) thường đưa bạn bè và người thân đến thăm quan quần thể công trình Thủy điện Hòa Bình. Vốn là công nhân của Tổng Công ty xây dựng Sông Đà, chị rất trân trọng những giá trị tốt đẹp mà các thế hệ công nhân sông Đà đã tạo dựng được thông qua việc xây dựng thành công nhiều công trình trọng điểm quốc gia. Bố và mẹ của chị Tú đều là công nhân sông Đà. Hai bác từng cống hiến những năm tháng sung sức nhất của cuộc đời để tham gia xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình - công trình thế kỷ đã đi vào lịch sử ngành xây dựng Việt Nam như một mốc son sáng chói. Còn chị, qua những câu chuyện bố mẹ kể, chị càng thêm khâm phục nghị lực của thế hệ công nhân sông Đà đã vượt qua biết bao gian khó để làm nên một công trình mang tầm vóc thế kỷ như công trình Thủy điện Hòa Bình.

 

           

Khối bê tông thứ nhất lưu giữ Bức thư thế kỷ đã được gửi xuống lòng sông Đà cùng với hàng nghìn khối bê tông khác vào ngày ngăn sông Đà đợt 1, ngày 12/1/1983.

 

Để xây dựng thành công một nhà máy thủy điện tầm cỡ lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ, trong suốt 15 năm liên tục (1979 - 1994), hàng chục vạn con người đã ngày đêm lao động quên mình, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, cùng hướng tới một mục đích duy nhất là ngăn sông Đà xây nhà máy thủy điện. Đây là nhà máy thủy điện có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp và giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhà máy được xác định là công trình trọng điểm quốc gia, có nhiệm vụ cung cấp điện năng 8, 14 tỉ KW/năm, chống lũ cho đồng bằng hạ lưu sông Hồng với dung tích điều tiết của hồ chứa 5, 6 tỉ m3 nước, nâng cao mực nước mùa cạn cho hạ lưu sông Đà với sông Hồng và mang lại cho đất nước nhiều lợi ích to lớn khác. Từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình vĩ đại này, công trường luôn là một guồng máy khổng lồ với sự tham gia của hàng ngàn kỹ sư trẻ, hàng vạn thợ lành nghề, lái xe, phiên dịch, lao động thủ công, chuyên gia đến từ các nước thuộc Liên bang Xô Viết... Một khối lượng công việc đồ sộ đã được hàng chục vạn người “lính” công trường nơi đây hoàn thành xuất sắc sau hơn 4.400 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, quên ăn, quên ngủ: Xây dựng hàng trăm ngàn m2 nhà xưởng; đào hàng chục triệu m3 đất, đá; đào 16.000 m hầm; đắp đập 20 triệu m3; bê tông 1, 5 triệu m3; kết cấu thép 85.000 tấn Từng hạng mục công trình đã được hoàn thành với tiến độ đáng kinh ngạc, thể hiện một cách thuyết phục tinh thần “dời non, lấp biển” của một thế hệ lao động anh hùng.

 

“Đó là những con người có nghị lực thép” - chị Nguyễn Thị Thanh Tú xúc động bày tỏ - “Càng khâm phục họ, tôi càng mong muốn được biết nội dung của bức thư này. Đây là “bức thư thế kỷ” của một thế hệ anh hùng, là kỷ vật thiêng liêng gửi lại cho hậu thế. Chính vì vậy mà nó được đón nhận và giữ gìn một cách đầy tự hào và trân trọng”.

 

Bức thư được xem là kỷ vật thiêng liêng của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư được chép thành hai bản, mỗi bản để trong một ống đồng được hút chân không, mỗi ống để trong một hộp mika, mỗi hộp lại được để trong một khối bê tông nặng 12 tấn. Khối thứ nhất đã gửi xuống lòng sông Đà cùng với hàng nghìn khối bê tông khác vào ngày ngăn sông Đà đợt 1 (12/1/1983) như để khẳng định hùng hồn cho một quyết tâm thép: Bàn tay và khối óc kỳ diệu của con người nhất định sẽ biến sông đen trở thành “dòng sông ánh sáng”. Cùng ngày hôm đó, khối bê tông thứ hai có hình dáng như khối kim tự tháp được đặt trên cao trình 86 m, bên bờ trái sông Đà. Người được ủy quyền đặt bức thư vào khối bê tông là đồng chí Vũ Mão - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và nữ anh hùng vũ trụ Liên Xô Valentina Grếch -cô-va.

 

Được biết, vào ngày 1/1/2100, tức là vào thời khắc quan trọng cả thế giới cùng bước sang thế kỷ XXII, “bức thư thế kỷ” sẽ được trịnh trọng công bố. Đó sẽ là thời khắc vô cùng thiêng liêng để chúng ta tưởng nhớ công lao to lớn của một thế hệ anh hùng đã gắn tên tuổi của mình với sự trường tồn của một công trình thế kỷ: Công trình Thủy điện Hòa Bình.

                                                                

                       

 

                                                                       Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục