Hình thức du lịch homestay do tổ chức tổ chức AFAP hỗ trợ triển khai bước đầu đi vào hoạt động thu hút chủ yếu khách quốc tế.

Hình thức du lịch homestay do tổ chức tổ chức AFAP hỗ trợ triển khai bước đầu đi vào hoạt động thu hút chủ yếu khách quốc tế.

(HBĐT) - Đà Bắc không chỉ hấp dẫn du khách nước ngoài mà gần đây bắt đầu thu hút các giới học sinh, sinh viên, văn nghệ sỹ đam mê khám phá, sáng tác cảnh quan, văn hóa và con người nơi đây. Đại ngàn rừng nguyên sinh Pu Canh thuộc địa phận xã Đồng Ruộng- Đoàn Kết- Đồng Chum thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới, đan xen các cánh rừng xanh ẩm, xanh tươi và rừng bụi với nhiều loại cây gỗ quý như giáng hương, cà te, cẩm lai, trắc, đinh, lim, nghiến….

 

Lên tới đỉnh của rừng Pu Canh cao tới 1.373 m, từ đó có thể ôm trọn đại ngàn và lòng hồ vào tầm mắt mang lại cảm giác được chinh phục thiên nhiên hoang sơ và kỳ thú. Hang Lỗ Làn thuộc rừng bảo tồn thiên nhiên núi Biều, xã Hiền Lương ở độ cao trên 1.100 m, khí hậu trong lành, sương mù bao phủ quan năm, như lấy tay nắm được cả mây. Hang Lỗ Làn là hang động đẹp có nhiều nhũ đá phong phú và huyền thoại. Rừng bảo tồn núi Biều là khu rừng đa dạng hệ thống động thực vật và còn nhiều loại thú quý hiếm là địa điểm lý tưởng cho du khách khám phá, nghỉ ngơi và dưỡng bệnh…. Giữa đại ngàn núi rừng, thác Tà Khớp ở độ cao hơn 300 m, có 3 tầng thác bọt trung trắng xóa không ngừng nghỉ, thả nước xuống mặt hồ là nơi thưởng ngoạn lý tưởng của biết bao du khách. Suối Láo, hang Mưa (Cao Sơn) hấp thụ dòng nước từ núi cao muôn trùng, ngày đêm rì rào là sản vật của tạo hóa ban tặng cho Đà Bắc và là nơi hò hẹn uyên ương vui đôi lứa. Đền Bờ giờ đã trở thành nơi vãn cảnh ngày xuân, tìm lại cảm giác bình an nơi tâm hồn của biết bao người.

 

  

Hoạt động dã ngoại của học sinh Hà Nội tại xóm Ké, xã Hiền Lương.

 

Không chỉ có thiên nhiều đặc thù, mê hoặc, Đà Bắc còn là huyện có truyền thống lịch sự lâu đời, có những những sắc thái văn hóa đặc trưng của nhiều dân tộc  như Mường, Dao, Tày, Thái…cùng chung sống là cơ hội để cho du khách khám phá và trải nghiệm. Được sống và sinh hoạt tìm hiểu văn hóa người dân địa phương đem lại cảm giác thật thú vị. Bản, làng dân tộc Dao, Tày, Mường vẫn còn nguyên sơ đậm đà bản sắc dân tộc. Du khách có thể đến bất cứ bản làng nào ở vùng cao Đà Bắc đều cảm nhận được cuộc sống êm đềm hòa đồng với thiên nhiên, tình người thân thiện mến khách, thông qua nét sinh hoạt đời thường, trang phục, lễ hội tại các bản Xưng (Cao Sơn), bản Thùng Lùng (Tân Minh), xóm Đăm, Lài (Đồng Nghê), Rãnh, Phủ (Toàn Sơn), Nánh (Suối Nánh), Ké (Đồng Chum)…Người Dao có tết nhảy và phong tục cấp sắc đặt tên con và mừng cơm mới vào cuối năm (tháng 10 đến 11). Người Thái cũng có phong tục mừng cơm mới sau khi thu hoạch vụ mùa, họ ca hát, nhảy múa, trao duyên tình tứ. Được thưởng thức các món ăn địa phương cũng thật thú vị. Dân tộc Dao có đặc sản là thịt chua và rượu hoẵng làm bằng gạo nếp, hương vị rất thơm và ngon. Người Tày và Thái có cơm lam, cá mương hay thịt gà nấu măng chua hạt dổi rất ngon và mùi vị cũng rất hấp dẫn. Người Mường có xôi đồ, cơm lam, cá nướng, thịt gà nấu măng chua rất ấp dẫn và ngon miệng.

 

Mảnh đất, núi rừng Đà Bắc còn chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể hấp dẫn. Với diện tích 6.000 ha mặt hồ thủy điện Hoà Bình, nhiều hòn đảo lớn, nhỏ, vịnh êm đềm xanh thẳm là cơ hội để khách du lịch tận hưởng thư giãn khi về với thiên nhiên mây núi chập trùng, mênh mang sông nước. Bên cạnh đó, Đà Bắc còn có những chiến khu cách mạng như Mường Diềm (Trung Thành), Tú Lương (Hiền Lương) , Đài tưởng niệm anh hùng Triệu Phúc Lịch (Toàn Sơn) cũng đem lại những trải nghiệm ấn tượng.

 

Đà Bắc đang sở hữu những tài nguyên thiên nhiên, văn hóa đặc trưng và là “ dư địa” để phát triển các loại hình du lịch, nhất là sinh thải, nghỉ dưỡng, khám phá. Lượng du khách thăm quan, khám phá mảnh đất và con người Đà Bắc ngày càng tăng. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã chọn Đà Bắc là điểm đến để xây dựng các tour, tuyến du lịch, các sản phẩm du lịch đặc thù. Công ty CP Du lịch Hòa Bình từ lâu đã liên kết xây dựng xây dựng tour du lịch nhiều ngày từ Hòa Bình- Pu Canh- hồ sông Đà, xây dựng tour du lịch hè phiêu lưu ký thu hút học sinh, sinh viên và du khách quốc tế, bước đầu mang lại hiệu quả cao. Năm 2014, quỹ Australia vì nhân dân châu Á và Thái Bình Dương (AFAP) triển khai dự án phát triển du lịch công đồng, hỗ trợ kinh phí mở loại hình du lịch hometsay ở xã Hiền Lương và xã Tiền Phong (huyện Đà Bắc) thí điểm, mở các lớp tập huấn cho người dân. Qua gần 1 năm hoạt động mở ra hướng phát triển du lịch mới nâng cao đời sống dân sinh. Trong định hướng phát triển du lịch bền vững, Đà Bắc mong muốn được các sở, ngành hữu quan hỗ trợ huyện quy hoạch vùng du lịch, thu hút các doanh nghiệp, tổ chức đủ tiềm lực đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch nhằm phát triển kinh tế, nâng cao mức sống đồng bào dân tộc gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

 

 

                                                                      Lê Chung

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục