Nắng nóng, người dân TPHB đổ xô ra sông Đà tắm.

Ảnh chụp tại chân cầu Hòa Bình thuộc phường Đồng Tiến (TPHB) ngày 31/5.

Nắng nóng, người dân TPHB đổ xô ra sông Đà tắm. Ảnh chụp tại chân cầu Hòa Bình thuộc phường Đồng Tiến (TPHB) ngày 31/5.

(HBĐT) - Những ngày gần đây, Hòa Bình là một trong những tỉnh nắng nóng nhất khu vực miền Bắc, cao điểm lên đến 41 độ C. Oi bức, người dân TPHB đổ xô ra sông Đà, bể bơi tắm giải nhiệt. Điều đáng nói là không ít người đi tắm khi mặt trời còn chói chang và không mặc áo phao, nguy cơ đuối nước, sốc nhiệt hoàn toàn có thể ập đến, chưa kể những ẩn họa khó lường khác dưới lòng sông.

 

Bờ sông Đà nhộn nhịp như… bãi biển

Khoảng 1 tuần nay, dọc hai bên bờ sông Đà khu vực TPHB có nhiều điểm người tắm đông nghịt như bãi biển. Có mặt tại khu vực dưới chân cầu Hòa Bình lúc 15h30’ ngày 31/5, giữa cái nắng còn rát mặt đã có hơn 20 người tắm. Chừng 30 phút sau, từng tốp người đổ về, nơi đây như một bãi biển với vài trăm người tắm. Từ người lớn, người già đến thanh-thiếu niên, trẻ nhỏ cùng vùng vẫy dưới nước, trong đó nhiều người không mặc áo phao. Đáng chú ý theo quan sát của chúng tôi, có những người vừa đi tập thể dục dọc bờ kè sông Đà còn nhễ nhại mồ hôi cũng xuống sông tắm. Có cả trường hợp những người vừa đi lao động mặt mũi còn đỏ gay hay thậm chí những ông vừa uống rượu, bia, đi nhậu về nóng bức cũng xuống sông tắm luôn. Lo ngại nhất là những nhóm học sinh khoảng 8 - 12 tuổi, không mang theo áo phao, tự đạp xe ra sông tắm mà không có người lớn đi kèm.

 

Tại cảng Nghiêng, thuộc tổ 8, phường Tân Thịnh (TPHB), mùa hè năm 2014 đã có trường hợp thanh niên 23 tuổi bị chết đuối nhưng điều này vẫn không hề làm giảm số người đến địa điểm này tắm. Đây là khu vực nước trong xanh nhưng mực nước sâu, chảy mạnh nên chủ yếu là thanh niên đến tắm. Song, số người có phao chỉ đếm trên đầu ngón tay dù có người bơi ra xa gần giữa dòng nước chảy mạnh. Ở bãi cát Thịnh Minh, phường Thịnh Lang cũng có đông người tắm dù khu vực này nguy cơ sụt lún cao do các doanh nghiệp hút cát dưới lòng sông. Rõ ràng là nhiều người đang đùa giỡn với chính tính mạng của mình mà không lường hết những ẩn họa luôn rình rập.

 

Còn tại bể bơi V’star và bể do Sở VH-TT&DL quản lý, những ngày nắng nóng cao điểm luôn trong tình trạng quá tải, mỗi ngày có trên 200 người đến tắm. Đông nghịt người nhưng không thấy ai khởi động hay tắm tráng trước khi xuống bể mà cứ vô tư nhảy ùm xuống luôn.

 

Không nên đùa giỡn với tính mạng

 

Tắm sông, bể bơi là cách giải nhiệt được nhiều người ưa thích khi thời tiết nắng nóng. So với tắm bể, nhiều người thích tắm sông hơn vì nước sông Đà sạch, lại không mất tiền vé. Tuy nhiên, tắm sông tiềm ẩn nhiều nguy hiểm bởi sông có nhiều bùn, rêu, đất, đá ngầm, dị vật và khu vực sụt lún, hố sâu, dòng chảy khó kiểm soát, lại không có cứu hộ nên nguy cơ đuối nước cao. Hai bên bờ kè sông Đà nhiều khu vực vương vãi bơm kim tiêm do các đối tượng chích hút để lại, mất an toàn. Hơn nữa, nhiều người không có sự chuẩn bị kỹ trước khi xuống tắm dễ bị chuột rút hay sốc nhiệt, nguy hiểm tính mạng. Mới đây vào ngày 27/5, sau khi kết thúc lễ tổng kết năm học, giữa thời điểm nắng nóng buổi trưa, nam học sinh 15 tuổi đã bị chết đuối tại một bể bơi tư nhân xã Trung Minh. Nguyên do được xác định là khi xuống bể bơi giữa thời điểm nắng gắt, thân nhiệt cao đột ngột gặp nước lạnh dẫn đến bị sốc nhiệt và đuối nước, khiến nạn nhân bị bại não và tử vong.  

 

Cuối tháng 5, tại tỉnh ta, nắng nóng lên đến đỉnh điểm ở mức 410C. Dự báo trong thời gian tới, nắng nóng sẽ quay trở lại. Tắm sông, bể bơi là cách giải nhiệt được nhiều người ưa thích. Bơi cũng là môn thể thao có ích nhưng tắm thế nào cho an toàn, đảm bảo sức khỏe là vấn đề cần được quan tâm. Trước những ẩn họa khôn lường có thể xảy ra, mỗi người dân, gia đình cần đề cao cảnh giác, nâng cao hiểu biết. Để tránh những tai họa, theo Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh Mai Đức Sỡi, không nên nhảy xuống nước ngay khi mới đi ngoài nắng về hoặc người có nhiều mồ hôi để tránh sốc nhiệt. Không nên đi tắm quá sớm lúc trời còn nắng gắt và khi trời sắp mưa. Cần khởi động kỹ trước khi xuống nước để tránh bị chuột rút; không ăn uống khi đang bơi để tránh bị sặc. Sơ cứu đúng cách tại chỗ nếu gặp trường hợp đuối nước theo 3 bước: khai thông đường thở, hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực. Không dốc ngược vì thường có rất ít nước trong phổi và có thể gây sặc nước vào phổi, dẫn đến tử vong. Nếu sơ cứu thành công vẫn nên đưa người bị đuối nước vào bệnh viện để kiểm tra. Ngoài ra, cần vệ sinh sạch sẽ, nhỏ dung dịch Natri Clorit 0,9% khi tắm xong để phòng bệnh, nhất là các bệnh ngoài da, đau mắt… Song, điều quan trọng là cần trang bị kỹ năng sống, ý thức tự bảo vệ của mỗi người như: Khi đi tắm nên có áo phao; đối với trẻ em cần có sự quản lý của người lớn. Đồng thời cần sự vào cuộc của chính quyền và cơ quan chức năng trong quản lý, cảnh báo nguy hiểm cũng như có biện pháp giảm thiểu rủi ro và cứu nạn kịp thời.

 

                                                                                                 

                                                                         Cẩm Lệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục