Cá nướng sông Đà hấp dẫn khách du lịch thăm quan vùng hồ Thủy điện Hòa Bình.

Cá nướng sông Đà hấp dẫn khách du lịch thăm quan vùng hồ Thủy điện Hòa Bình.

(HBĐT) - Cá sông Đà từ lâu đã trở thành nhu cầu thưởng thức ẩm thực của người dân trong và ngoài tỉnh. Chưa được chính thức công nhận, nhưng cá sông Đà trong tâm thức của nhiều người đã là thương hiệu. Thương hiệu bởi được nuôi dưỡng và phát triển ở vùng hồ đặc thù, lưu vực lớn tập hợp trên một trăm loài cá, là vùng nước sạch chưa bị tàn phá bởi ô nhiễm môi trường.

 

Ông Nguyễn Thành Viên ở TP Hòa Bình là con người quảng giao, nhiều bạn bè, đam mê với cá sông Đà từ nhỏ. Ông kể: Trải nghiệm vùng hồ, thưởng thức cá sông Đà đã trở thành niềm đam mê và nhu cầu của biết bao người. Tìm kiếm, săn lùng cá sông Đà, đắt mấy cũng mua là nhu cầu của những người “sành” ăn. Có người rình phục tận thượng nguồn Đồng Nghê, Suối Nánh, Ngòi Hoa, Vầy Nưa (Hòa Bình), Tạ Bú, Phù Yên (Sơn La) tìm mua những chú cá mè, cá trắm nặng hàng chục cân để đãi khách. Có người mải mê săn lùng cá quất, cá lăng của dân làng chài mới đánh bắt mua về không kể ngày đêm... Cũng là hấp bia, om dưa nhưng cá trắm, chép, trôi sông Đà ngon bậc nhất. Cá chắc thịt, ít mỡ, thơm và sạch. Cá chiên, lăng, quất, lươn, trạch là đặc sản. Ba ba sông Đà trú trong hang hốc, chỉ cần hơn 1 kg chế biến các món thông thường sẽ “tuyệt đỉnh” hơn các loại ba ba nơi khác. Ngay cả những loại các phổ thông trên sông Đà như mương, măng, chầy, thiểu, vền dễ tìm, dễ bắt cũng hết sức hấp dẫn. Mương cỡ 1 lạng, sắt thành hai lát làm gỏi, trộn thính, gói thưởng thức thì không thể quên được. Rồi cá vền, thiểu, chày, măng tẩm ướp, sấy khô giờ đã trở thành quà của Hòa Bình biếu bạn bè mọi phương. Các loại cá như anh vũ, lăng, chiên, lươn, chạch sông đang trở thành món ăn đặc sản làm nên thương hiệu “Cá sông Đà”. Đặc biệt một số bộ phận của cá sông Đà có giá trị dinh dưỡng, vừa có giá trị chữa bệnh như cá trê, diếc, lươn. Cá chép sông Đà dưới 1 kg bồi bổ phụ nữ thời kỳ mang thai vừa lành, vừa sạch và giàu dinh dưỡng...

 

Hồ Hòa Bình có tổng diện tích mặt nước 16.800 ha, địa phận tỉnh ta có 8.900 ha thuộc 19 xã của 4 huyện Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và TPHB. Dung tích hồ chứa 9 tỷ m3 nước được coi là kho tàng quý về thủy, sinh vật và nguồn lợi thủy sản của vùng Tây Bắc. Qua một số đề tài khoa học được nghiên cứu những năm gần đây, các khu vực sông Đà hiện có tới 174 loài cá, thuộc 85 giống, 19 họ, 6 bộ. Trong đó, bộ cá chép có thành phần phong phú nhất với 123 loài thuộc 59 giống, chiếm 70,6% tổng loài. Tiếp đến là bộ cá nheo với 28 loài thuộc 12 giống, chiếm 16% tổng số loài. Đặc biệt có 19 loài có giá trị kinh tế cao, 8 loài cá quý được ghi trong sách đỏ Việt Nam, trong đó có cá chiên, anh vũ, lăng, dầm xanh. Khu vực sông Đà có 13 loài cá nuôi có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của nhân dân gồm: trắm cỏ, mè trắng, chép, trôi, rô phi, trê lai, mè hoa, trắm đen, chày mắt đỏ, chiên, măng, tầm Siberi, hồi vân. Trong đó cá tầm và hồi vân được nhập từ các vùng ôn đới, trong những năm gần đây được nuôi thử nghiệm và có kết quả khả quan, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, cá trê lai và trắm đen đã được phát triển theo hình thức nuôi lồng tại xã Hiền Lương và khu vực Suối Rút cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Ông Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: Tận dụng tiềm năng vùng hồ sông Đà, tỉnh đang triển khai thực hiện một số giải pháp phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững, hỗ trợ người dân, các tổ chức, cá nhân phát triển nghề cá, trong đó sẽ thực hiện xây dựng sản phẩm thương hiệu một số loài cá sông Đà đặc trưng như chiên, lăng, quất... gắn với phát triển du lịch tạo điều kiện cải thiện đời sống bà con vùng hồ Hòa Bình.

 

 

 

 L.C

 

 

 

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục