Người ăn xin tại khu vực đối diện cổng sân vận động tỉnh.

Người ăn xin tại khu vực đối diện cổng sân vận động tỉnh.

(HBĐT) - Cuộc sống mỗi người một hoàn cảnh, cực chẳng đã mới phải ngửa tay ăn xin. Người dân TP Hòa Bình có tấm lòng nhân ái, biết giúp đỡ những hoàn cảnh khốn khó hơn. Song, chứng kiến những cảnh ăn xin biến tướng, thậm chí côn đồ, nhiều người từ chỗ cảm thông, chia sẻ đã trở nên bức xúc, bất an.

 

Vỗ vai xin tiền và điểm nóng chợ Nghĩa Phương

Ngày đầu tháng 5, trong khi đang chăm chú chọn mua cá ở chợ Nghĩa Phương, tôi giật mình khi có người vỗ vai đằng sau. Những tưởng người quen, tôi quay lại thì bất ngờ là một người hoàn toàn xa lạ, chừng gần 40 tuổi, quần áo cũ sờn, thất thểu cầm chiếc mũ lưỡi trai ngửa ra xin tiền. Quả thực, lúc đó tôi không còn đồng tiền lẻ nào nên không cho người đàn ông đó và nhận được câu lẩm bẩm, xin có mấy đồng bạc mà không cho!. Một khách hàng khác đang mua rau ở hàng bên cạnh sau đó cũng phải lớn tiếng giải thích với anh này rằng, cô chỉ còn đúng một tờ 50.000 đồng để đi chợ cho bữa tối khi anh ta cứ đứng trước mặt chờ cho tiền. Hôm sau đi chợ, tôi lại bị đúng anh này xin tiền tiếp.  

Một chị bán hàng rau quả cho biết: Thời gian gần đây, ở khu vực chợ Nghĩa Phương có từ 3 - 4 người đàn ông thường xuyên đi qua, đi lại để xin tiền. Chợ mở cửa lúc nào là họ có mặt lúc đó, nhưng chủ yếu vào giờ đông người buổi trưa, chiều tối. Có người lượn hàng chục vòng, tập trung xin tiền khách đi chợ. Chúng tôi bán hàng cũng thấy phiền cho khách nhưng không dám nói gì. Số tiền lẻ mà họ thu được cũng không nhỏ và thường mang đi đổi lấy tiền chẵn. Có hôm trong buổi sáng ngày rằm, họ cầm nắm tiền lẻ đổi được hơn 100.000 đồng.  

Đem những điều mắt thấy, tai nghe trao đổi với đồng chí Đinh Sinh Loan, Phó trưởng Công an phường Phương Lâm được biết, đây chủ yếu là những đối tượng nghiện ma túy. Tình trạng ăn xin tại chợ Nghĩa Phương gây phiền hà, thậm chí gây tâm lý bất an cho người đi chợ. Chúng tôi đã nắm được vấn đề này và phối hợp với dân phòng, ban quản lý chợ để tăng cường công tác quản lý, giữ gìn ANTT, khi phát hiện có hành vi chích hút sẽ tiến hành xử lý. Tuy nhiên, do lực lượng mỏng nên khi cán bộ công an có mặt họ dạt đi, sau đó lại quay trở lại. Trong khi đó, quy định mới về việc đưa người nghiện ma túy đi cai phải qua nhiều thủ tục, trình tự, có thể nói là khó khăn. Hiện, phường Phương Lâm có trên 100 người nghiện có hồ sơ quản lý, chưa kể các đối tượng ở những địa bàn khác vãng lai đến.  

Biến tướng nạn ăn xin  

Khu vực sân vận động tỉnh là địa bàn mà các đối tượng ăn xin hay lui tới. Theo quan sát của chúng tôi trong buổi sáng ngày 5/5, chỉ trong vòng 10 phút, khách hàng của quán bún chả đối diện cổng sân vận động đã liên tiếp hai lần bị xin tiền. Anh Bùi Văn Hoan, phường Phương Lâm chia sẻ: “Chúng tôi cũng thông cảm, chia sẻ với người nghèo khó nhưng nhiều quá hóa phiền, lại cứ nhằm vào lúc đang ăn. Đầu tiên là cụ ông khoảng 70 tuổi, sau đó là một thanh niên trẻ khỏe mặc áo xanh đẩy theo một người ngồi xe lăn. Cụ già sau khi xin 3 người được 6.000 đồng, liền bảo tôi cho cụ xin thêm 4.000 đồng nữa cho tròn 10.000 đồng. Còn anh thanh niên sau vài câu hỏi thì vanh vách kể, sinh năm 1987, ở Sơn Tây (Hà Nội). Buổi sáng, đèo bác tàn tật bằng xe máy lên Hòa Bình xin, trưa lại đèo về Sơn Tây, chiều đi xin chỗ khác. Đèo cả người và xe lăn. Nghĩ là họ thiếu đồ ăn, sẵn có cái bánh ngọt, tôi đưa cho anh này nhưng điều lạ là anh ta không nhận?!”  

Ngoài ra, còn xuất hiện tình trạng giả danh là người nhà chùa, trung tâm nhân đạo đến gõ cửa nhà xin tiền. Những đối tượng này thường ở lứa tuổi trung niên, tay cầm theo cuốn sổ, nói là làm từ thiện sẽ được ghi vào danh sách ủng hộ. Bực tức trước tình trạng ăn xin biến tướng, có người đã phải hỏi chứng minh thư nhân dân và dọa gọi công an thì họ mới bỏ đi.  

Đáng chú ý thời gian gần đây xuất hiện tình trạng ăn xin kiểu côn đồ, gây lo lắng cho người dân. Chị Nguyễn Thị T. ở phường Tân Thịnh kể: “Hơn 22 giờ rồi mà có người đập cửa ầm ầm. Chồng đi vắng, nhà chỉ có 2 mẹ con, tôi không dám mở mà hỏi vọng ra thì có giọng nam giới xin tiền với lý do là đưa con đi bệnh viện. Hôm sau tìm hiểu, con anh này không hề bị ốm. Khoảng 2 tuần sau, lại vào buổi đêm, anh này gõ cửa nói là chồng tôi nợ tiền và tôi phải trả hộ. Biết là chuyện bịa đặt, tôi không cho lại nhận được lời xin lỗi và giải thích là hết tiền ăn nên muốn xin vài đồng.  

Tinh thần tương thân, tương ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Song trên thực tế, nhiều đối tượng đã lợi dụng lòng tốt của người khác, ăn xin kiểu côn đồ, biến tướng ảnh hưởng đến ANTT, văn minh đô thị. Nhiều thanh niên, người trung niên khỏe mạnh nhưng không chịu lao động mà đi theo con đường lang thang, lừa lọc. Đây là vấn đề xã hội khá nhức nhối cần được chính quyền, cơ quan công an trên địa bàn TP Hòa Bình vào cuộc tìm hướng giải quyết. Người dân cũng cần tỉnh táo và đặt lòng nhân ái đúng cách, đúng đối tượng.

 

                                                                                         P.V

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục