Thanh tra Sở VH - TT&DL phối hợp với Công an tỉnh thanh, 

kiểm tra hoạt động lễ hội tại khu di tích Chùa Tiên (Lạc Thuỷ).

Thanh tra Sở VH - TT&DL phối hợp với Công an tỉnh thanh, kiểm tra hoạt động lễ hội tại khu di tích Chùa Tiên (Lạc Thuỷ).

(HBĐT) - Những tháng đầu năm, khi hoạt động lễ hội vào mùa, tại các điểm di tích thu hút hàng vạn lượt khách du lịch từ khắp các tỉnh, thành phố đổ về. Lễ hội đã giúp KT -XH, đời sống của người dân trong vùng từng bước được cải thiện. Nhưng cũng từ đó, vì ham cái lợi trước mắt, một số hộ kinh doanh, cá nhân đã thương mại hóa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo làm mất đi nét đẹp văn hóa, ảnh hưởng không nhỏ đến cái nhìn của du khách về các lễ hội của địa phương.

 

Thương mại hóa hoạt động lễ hội

 

Theo thống kê của Sở VH -TT & DL, trên địa bàn tỉnh hàng năm có hàng trăm điểm tổ chức lễ hội, trong đó có 38 lễ hội đang được bảo tồn và phát huy. Các lễ hội lớn thu hút đông khách du lịch phải kể đến lễ hội  đền Bờ - tại các xã Thung Nai (Cao Phong), xã Vầy Nưa (Đà Bắc); lễ hội chùa Tiên -Phú Lão (Lạc Thủy), lễ hội chùa Hang  - Yên Trị (Yên Thủy), lễ hội Khai hạ Mường Bi - Phong Phú (Tân Lạc)... Trong tháng giêng, vào ngày khai hội và mùa lễ hội, các điểm du lịch đã đón hàng nghìn lượt khách. Tại chùa Tiên sau ngày khai hội mùng 4 âm lịch đến nay đã đón trên 100.000 lượt khách thăm quan, lễ Phật, tại lễ hội Khai hạ Mường Bi đã đón gần 60.000 lượt khách. Khu di tích đền Chúa Thác Bờ đã thu hút hàng ngàn lượt khách từ khắp các tỉnh, thành phố...

 

Hoạt động lễ hội là dịp để địa phương tăng nguồn thu ngân sách, các hộ kinh doanh, dịch vụ phát triển. Lợi dụng điều đó,  nhiều người đã thương mại hóa hoạt động lễ hội, lấy đó để trục lợi. Tại khu du lịch chùa Tiên, không ít khách tỏ ra khó chịu khi gặp hình ảnh các quầy thịt tươi sống được bày bán ngay tại cửa đền với những lời mời chào “đặc sản thịt rừng” để thu hút khách đã làm mất đi sự thanh tịnh vốn có nơi đây. Các cửa hàng tạp hóa được bày bán tràn lan, lấn chiếm lòng đường, nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng. Theo đồng chí Đỗ Danh Ngọc, Phó trưởng ban quản lý khu di tích chùa Tiên: Bất cập nhất tại đây đó là trong quản lý, khu chùa Tiên rộng 53 ha với 20 điểm di tích, trong đó, Ban chỉ quản lý 3 điểm là đền Mẫu, chùa Tiên và đền Trình. Các điểm còn lại do các thủ từ địa phương phối hợp quản lý. Việc cá nhân quản lý đã tự ý xây dựng phá đi giá trị di tích, đồng thời một số cá nhân đã lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng để thương mại hóa như việc bán thẻ, ấn phẩm mê tín dị đoan, xây dựng đặt tượng Phật và hòm công đức không đúng quy hoạch...  Bên cạnh đó, hiện tượng đổi tiền lẻ, ăn xin, xe ôm, xe ngựa, xe điện chèo kéo khách diễn ra thường xuyên.

 

Tại khu di tích đền Bờ, du khách luôn ấn tượng với đặc sản cá sông nướng. Sau khi hành lễ, hầu hết du khách đều mua một vài con cá nướng làm quà. Nhưng không ít khách đã giật mình vì chất lượng cá. Chị Nguyễn Thu Hương, một du khách người Hà Nội cho biết: Năm nào đại gia đình cũng tổ chức du xuân đền Chúa Thác Bờ, khi về, gia đình mua cá để ăn trên thuyền và làm quà cho người thân vì đã biết đến đặc sản cá lòng hồ Hòa Bình. Tuy nhiên năm nay, một số con cá có chất lượng kém, thịt bở, không thơm làm cả đoàn đều thất vọng.

 

Tại một số lễ hội vẫn còn tái diễn các trò chơi ăn tiền, cờ bạc bịp kiểu như trò “Tôm - cua - cá”, “Chiếc nón kỳ diệu”, “Phi tiêu đoán màu”, “Bóc bim bim trúng thưởng”...  thu hút nhiều thanh - thiếu niên.

 

Cần sự vào cuộc tích cực của cơ quan chức năng

 

Nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước đảm bảo hoạt động lễ hội diễn ra lành mạnh, nhiều ý nghĩa, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, đầu tháng 3/2015, Sở VH - TT & DL đã có công văn đề nghị các huyện, thành phố trong tỉnh tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Theo đó, các địa phương triển khai  các văn bản hướng dẫn của T.ư, của Bộ VH -TT&DL. Thực hiện nghiêm túc nếp sống văn minh trong lễ hội, công khai, minh bạch việc thu, sử dụng tiền công đức, giải quyết triệt để hiện tượng đổi tiền lẻ, tranh giành, đeo bám, tăng giá, ép khách.

 

Đồng thời, trong tháng 3, Thanh tra Sở VH -TT&DL đã phối hợp với Công an tỉnh triển khai đợt thanh kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời biểu hiện tiêu cực trong hoạt động lễ hội, đặc biệt là hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để hoạt động trục lợi, tuyên truyền mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình và các hành vi vi phạm pháp luật tại hai điểm di tích chùa Tiên và đền thờ Chúa Thác Bờ. Đợt kiểm tra được tiến hành bất ngờ, đột xuất nên đã phát hiện, xử lý và nhắc nhở một số sai phạm trong hoạt động lễ hội như hiện tượng chèo kéo khách, đổi tiền lẻ, lấn chiếm lòng đường để buôn bán...

 

Tại các điểm lễ hội, chính quyền địa phương đã tích cực vào cuộc, 100% lễ hội đã thành lập ban quản lý, ban tổ chức. Tại khu di tích chùa Tiên, Ban quản lý đã hạn chế được những tiêu cực trong hoạt động, hệ thống loa đài tuyên truyền về quy định cấm đổi tiền lẻ, tổ chức trò chơi cờ bạc trá hình, ăn xin... được phát thanh liên tục trong ngày. Bà Quách Thị Thanh, Trưởng ban quản lý cho biết: Ban thường xuyên tổ chức kiểm tra đột xuất để phát hiện sai phạm, có lần để hạn chế hiện tượng trẻ con, các cụ già ngồi ăn xin tại đền, hang, Ban đã thuê xe chở các đối tượng đó về tận nhà, giao địa phương quản lý. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động lễ hội còn gặp nhiều khó khăn. Khi đoàn đến kiểm tra, những hiện tượng như đặt bát hương, hòm công đức không đúng nơi quy định, đổi tiền lẻ, chèo kéo khách... lại trật tự, sau khi đoàn đi thì đâu lại vào đó. Ban quản lý không có chế tài xử phạt chỉ nhắc nhở nên không có tính chất răn đe, việc quản lý hoạt động lễ hội rất cần sự vào cuộc tích cực hợn nữa của cơ quan chức năng có thẩm quyền.                 

 

 

                                                                                

                                                                                  P.V

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục