Ông Lường Văn Mừng kể lại chuyện bắn máy bay cho cháu nghe.

Ông Lường Văn Mừng kể lại chuyện bắn máy bay cho cháu nghe.

(HBĐT) - Bắn cháy chiếc máy bay phản lực RF101 của không quân Mỹ chỉ bằng... 6 viên đạn súng trường. Đó là niềm tự hào của Trung đội dân quân du kích xã Trung Thành (Đà Bắc).

 

Đã gần 50 năm, kể từ trận đánh bắn cháy máy bay Mỹ ngày 29/4/1966 trên đỉnh núi Phu Canh, trong số 5 người trong tiểu đội dân quân xã Trung Thành tham gia trận đánh, đến giờ chỉ còn lại 2 “lão” dân quân còn sống nhưng cũng đã vào cái tuổi xưa nay hiếm. Người ít tuổi hơn là ông Lường Văn Mừng, đã ngoài 70, còn ông Hà Văn Đăng cũng đã ngoài 80 tuổi. Trong 2 “lão” dân quân còn sống, giờ chỉ còn ông Lường Văn Mừng là người còn minh mẫn.

 

Trong câu chuyện, ký ức “thời hoa lửa” của những chàng trai áo nâu, chân đất băng rừng, vượt núi đánh giặc cách đây gần 50 năm như tan chảy. Vào khoảng tháng 2/1965, máy bay Mỹ nhiều lần xâm nhập, ném bom đánh phá ở các địa bàn trong tỉnh. Trong đó, riêng Đà Bắc chúng đến đánh phá 20 lần ở 15 địa điểm như ngày 8/4/1966 địch thả truyền đơn, đến ngày 18/4/1966 địch đã thả hàng chục quả bom xuống đánh phá cầu phao suối Rút. Trước tình hình đó, tháng 3/1965, Tỉnh ủy Hòa Bình ra Chỉ thị số 03/CT-TU về việc tăng cường lãnh đạo củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng bán vũ trang và vũ trang, đẩy mạnh khí thế SSCĐ. Thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy, Huyện ủy Đà Bắc đã đề ra các biện pháp cụ thể: phối hợp chặt chẽ các lực lượng đẩy mạnh củng cố lực lượng SSCĐ. Phát động thi đua hạ chiếc máy bay thứ 1.000 trên bầu trời miền Bắc để kỷ niệm các ngày lễ lớn như 1/5, 7/5 và chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 6. Nhớ lại thời kỳ đó, ông Lường Văn Mừng kể: Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, nhân dân, dân quân du kích xã Trung Thành đã nô nức hưởng ứng, quyết tâm lập công, lập thành tích, từng ngày, từng giờ với ý chí rất cao.

 

Đến năm 1966, hoạt động của địch thường xuyên hơn với mục tiêu đánh phá đường giao thông. Trước tình hình đó, quân và nhân dân xã Trung Thành đã nhiều lần dùng súng trường tổ chức đánh trả. Tuy nhiên, do máy bay Mỹ bay cao và nhanh nên chưa thể tiêu diệt được. Quyết tâm bằng mọi giá bắn rơi máy bay Mỹ, lực lượng dân quân xã đã họp, rút kinh nghiệm và quyết định chuyển trận địa lên đỉnh núi Pù Chung và Pù Thằm Nóc. Đây là 2 ngọn núi cao nhất trong dãy Phu Canh và cũng là điểm lõng đón máy bay Mỹ. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Kín - Bí thư Tỉnh ủy lúc đó là: “Miền núi muốn hạ máy bay kẻ cướp Mỹ phải đón “khuộng” (phục đường)”. Cụ Lường Văn Mừng nhớ lại: Với 8 khẩu súng trường, lực lượng dân quân xã đã vượt qua mọi khó khăn tập trung huấn luyện chiến thuật phù hợp với địa hình. Trung đội tổ chức cho anh em tự đan phên, phết giấy hình máy bay cắm lên đầu cây nứa cho một người vác đi vác lại trên đỉnh núi làm điểm để anh em nằm dưới khe tập ngắm bắn. Cơ hội lập công của dân quân xã Trung Thành đến hồi 13h24’ ngày 29/4/1966. Nhận thấy 3 chiếc máy bay trinh sát RF-101C từ hướng Mộc Châu  bay vào vùng trời Đà Bắc, sau khi lượn 3 vòng trên bầu trời khu vực xã Trung Thành và các xã lân cận để thám thính, chúng nối đuôi nhau chọc thẳng vào trận địa phòng không trên núi Pù Chung. Khi chiếc máy bay thứ nhất vút qua trận địa, lực lượng dân quân chỉ kịp bắn 2 phát đạn. Nhận định chiếc thứ 2 sẽ nối tiếp chiếc thứ nhất bay qua trận địa, khi còn cách trận địa khoảng 3 km và nhận thấy sự chủ quan của tên phi công bay thấp, tốc độ chậm, bay lách theo khe suối. Phán đoán chiếc máy bay này sẽ ngóc lên để vượt qua đỉnh núi, các tay súng tổ dân quân đều hướng theo vật chuẩn đã chọn sẵn sàng nhả đạn. Khi mục tiêu đã vào tầm bắn. Khẩu lệnh “Hướng Tu Lý, vật chuẩn cây cọ, cách 4 thân, chuẩn bị... bắn” của đồng chí xã đội trưởng Hà Văn Pều vừa dứt, cả 4 khẩu súng đồng loạt nhả đạn, chiếc máy bay lướt qua trận địa rồi bốc cháy rơi cách trận địa khoảng 12 km. Máy bay bốc cháy, tên thiếu tá phi công đã kịp nhảy dù nhưng bị lực lượng dân quân và nhân dân bắt sống. Đáng nói, trong trận chiến đấu này, trung đội dân quân xã Trung Thành chỉ mất... 6 viên đạn súng trường để bắn hạ chiếc máy bay. Đó là một kỳ tích.

 

Đã gần 50 năm trôi qua nhưng chiến công ấy vẫn luôn là một ký ức hào hùng trong tâm trí người dân xã Trung Thành. Nó đã tiếp lửa truyền thống cho các thế hệ người dân trong xã. Đặc biệt là thế hệ trẻ tiếp bước cha anh trong công cuộc xây dựng và BVTQ.

 

 

                                                                      Mạnh Hùng

 

 

 

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục