Đảo Song Tử Tây nổi lên từ biển như một

Đảo Song Tử Tây nổi lên từ biển như một "viên ngọc xanh".

(HBĐT) - Sau hải trình gần 3 ngày, chúng tôi đã đến được đảo Song Tử Tây. Theo thuyền trưởng, thiếu tá Lê Minh Phúc, chiếc tàu HQ 996 do ta đóng được đưa vào sử dụng đã hơn 20 năm nhưng chất lượng còn rất tốt. Tàu đi trên biển với vận tốc hơn 10 hải lý/giờ nhưng chúng tôi rất yên tâm dù đây là lần đầu ra biển lớn.

 

Có một sự trùng lặp ngẫu nhiên đến kỳ lạ là khi đi ngang qua đảo  Ru Bi đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép hiện đang cải tạo đảo ngầm này thành đảo lớn dài khoảng 4.000 mét, có một chiếc “tàu chiến lạ” cũng mang số hiệu 996 theo kèm sát chiếc tàu HQ 996 của chúng tôi suốt 12 hải lý (chi tiết của sự kiện này xin được nói rõ hơn ở bài sau) nhưng chúng tôi vẫn an tâm vì tin tưởng vào đội ngũ thủy thủ trên tàu HQ 996.  

Tôi cũng đã từng đọc nhiều tài liệu về biển, đảo nhưng có ra biển Đông mới thấy được biển, đảo Việt Nam rộng lớn, kỳ vĩ và đẹp đến nhường nào. Ít có quốc gia nào trên thế giới lại có vị trí địa chính trị, địa kinh tế như Việt Nam. Với bờ biển dài 3.260 km trải dài từ Bắc vào Nam, nước ta đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven bờ trên thế giới. Theo Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích biển trên 1 triệu km2, chiếm gần 30% diện tích biển Đông. Hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu bảo vệ sườn phía đông của Tổ quốc. Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa, từ đó xác định đường nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển. Mặc dù cha ông ta đã có ý thức xác lập chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ rất sớm, nhưng hiện nay, biển Đông cùng các đảo đang diễn ra tranh chấp quyết liệt và phức tạp giữa các quốc gia, tiềm ẩn những bất trắc khó lường. Quần đảo Trường Sa (nơi có đảo Song Tử Tây) nằm giữa biển Đông về phía đông nam nước ta. Về tổng thể, đã từ lâu, triều Nguyễn và thời Pháp thuộc, nhà nước phong kiến Việt Nam đã chiếm hữu, thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, chính quyền Việt Nam cộng hoà duy trì chủ quyền đối với quần đảo và đóng quân ở hầu hết các đảo nổi. Trong chiến dịch tổng tiến công năm 1975, hải quân Việt Nam và LLVT Quân khu 5 đã giải phóng Trường Sa từ chính quyền ngụy Sài Gòn, khẳng định chủ quyền và đóng giữ phần lớn các đảo thuộc quần đảo.

Hiện nay, trên quần đảo Trường Sa có mặt lực lượng của 4 nước, 5 bên và yêu sách về chủ quyền có 5 nước, 6 bên là Trung Quốc, Đài Loan, Philippin, Malaixia, Bruney và Việt Nam. Trong đó, năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm 6 đảo là Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma, Xubi, Huy gơ, Gaven và năm 1995 đánh chiếm bãi đá Vành Khăn. Đài Loan đóng chiếm đảo Ba Bình và bãi cạn Bàn Than. Philippin chiếm đóng 9 đảo. Malaixia chiếm đóng 7 đảo. Bruney không đóng đảo nào nhưng vẫn yêu sách chủ quyền. Việt Nam thực hiện chủ quyền và đóng giữ 21 đảo, gồm 9 đảo nổi, 12 đảo đá ngầm với 33 vị trí đóng quân. Đảo Song Tử Tây là một trong số các đảo lớn nhất mà Việt Nam có chủ quyền.

 

Từ vị trí tàu HQ 996 thả neo chờ xuồng chở lên đảo, chúng tôi thấy Song Tử Tây nổi lên từ biển như một viên ngọc xanh. Đảo quá đẹp khi nhìn từ biển. Từng chiếc xuồng CQ (xuồng Chủ Quyền) đưa chúng tôi cập đảo trong sự náo nức. Chỉ huy đoàn công tác, các thành viên, đoàn viên, các nhà báo máy ảnh kè kè trên vai, các nghệ sỹ lần lượt cập đảo. Mừng nhất là tất cả 15 người của đoàn Hoà Bình cùng một số lượng hạn chế các thành viên được ưu tiên ngủ lại đảo. Lần đầu tiên được đặt chân lên một hòn đảo của Tổ quốc giữa muôn trùng biển Đông, tôi thực sự choáng ngợp bởi cảm giác thiêng liêng, tự hào. Tôi từng nói với các đồng nghiệp của mình mơ ước lớn nhất trong cuộc đời làm báo là được một lần đi Trường Sa, giờ đã thành hiện thực. Sau những bước chân đầu tiên lên đảo, tôi lặng người nhìn về hướng Tây, xa lắm, phía đó là đất liền Tổ quốc, là quê hương. Tôi càng hiểu tại sao mỗi khi biển Đông dậy sóng, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, Tổ quốc bị lâm nguy thì mỗi người Việt Nam sẵn sàng cầm súng lên đường “thà chết cho Tổ quốc quyết sinh”.

 

Đảo Song Tử Tây chỉ cách đảo Song Tử Đông do Philippin chiếm giữ 1,5 hải lý, cách đó không xa, chỉ 2,5 hải lý còn có đảo Đá Nam của ta. Đảo có hình bầu dục, diện tích khoảng 0,275 km2, cao hơn mực nước biển từ 4 - 6 m. Giữa trùng biển xa, chiến sỹ và dân xã đảo Song Tử Tây nhờ thiên nhiên ưu đãi trồng được nhiều cây xanh, trồng rau, chăn nuôi bò, lợn gà, vịt; xây dựng và tôn tạo được cơ sở hạ tầng như âu thuyền cho tàu, thuyền cập và tránh bão, có trường học, trạm xá, sân bóng đá, chùa chiền, hải đăng, phong điện..., khiến người ta cảm nhận như trên đất liền.

 

Chưa đầy một ngày đêm trên đảo nhưng có rất nhiều điều để nói, để làm, để khám phá. Chúng tôi được chứng kiến buổi chào cờ trang trọng của quân và dân xã đảo tại sân vận động nơi có cột mốc chủ quyền cao vút đỉnh cắm lá Quốc kỳ bay phấp phới, được trang trí nhiều cờ hiệu hải quân của các nước từng tới đảo giao lưu. Tặng một chiếc cồng lớn của Hoà Bình cho ngôi chùa trên đảo. Thăm hỏi, tặng quà chiến sỹ và 7 hộ dân, tổ chức đêm giao lưu văn nghệ... Mặc dù được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư về mọi mặt, đồng bào cả nước ủng hộ về vật chất và tinh thần, song cuộc sống của người dân xã đảo còn khó khăn lắm. Nắng nóng, khô hạn làm cây lá héo quắt. Đã mấy tháng rồi, đảo không có mưa nên thiếu nước sinh hoạt, không có nước trồng rau cải thiện bữa ăn hàng ngày. Trước lúc lên đảo, chúng tôi tưởng sẽ được tắm biển, câu cá, ăn cá biển thoả thích, nhưng không phải vậy. Anh Bùi Vạn Phước, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Công chức xã, chiến sỹ, người dân và các công nhân xây dựng trên đảo không sử dụng đến tiền. Họ có rau, cá hoặc thịt gà, lợn thì cho hoặc đổi nhau. Nhà nước chu cấp hoàn toàn cuộc sống, sinh hoạt cho người dân trên đảo. Đây đó trên đảo có những cây Phong Ba cổ thụ, Bàng Vuông bị bão đánh gẫy ngang cây, bật gốc. Lạ là chúng vẫn sống bền bỉ như tên gọi và tạo được dáng rất đẹp.

 

Đêm, chúng tôi được bố trí ngủ tại lớp học mẫu giáo mới xây 2 tầng khá bề thế. Nhưng đêm ngủ không ngon giấc vì muỗi, vì nóng, từ biển hầu như không có gió vào bờ. Âu cũng là một đêm trải nghiệm. Chúng tôi có gặp trên đảo duy nhất một người Hoà Bình là anh Trần Văn Khoa, nhà ở phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình). Anh Khoa thuộc binh chủng hải quân thuộc Đoàn 6 đo đạc, quan trắc biển. Anh vừa từ Bình Thuận ra đảo sau khi xong nhiệm vụ tìm kiếm xác máy bay và thi thể hai phi công lái 2 chiếc SU22 gặp nạn hy sinh khi đang huấn luyện trên biển. Biết tin có đoàn Hoà Bình đến thăm đảo, vừa rời tàu, anh vội vã đến tìm để chuyện trò cho đỡ nhớ vợ con, quê hương.

 

Cuộc sống trên đảo gian khổ là vậy nhưng những CB,CS giữ đảo luôn tràn đầy sức sống, tư tưởng vững vàng, hăng say luyện rèn trước sóng gió biển cả. Các chiến sỹ từ phòng không, hải quân, đặc công nước, pháo binh nước da sạm nắng nhưng săn chắc, khỏe mạnh và kỷ luật. Họ ngày đêm dõi mắt ra biển, lên bầu trời để giữ bình yên cho biển đảo, bảo vệ vững chắc Tổ quốc quê hương.

 

 

                                                                Ghi chép của Thùy An

 

 

Bài III: Sơn Ca vững vàng, Đá Thị nhỏ “nhưng có võ”

 

 

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục