Dù góp tiền với các hộ khác mua đường ống tự dẫn nước về nhà nhưng nước chảy rất nhỏ giọt, không đủ cho sinh hoạt. (Ảnh chụp tại gia đình bà Nguyễn Thị Sơn, xóm Máy 2, xã Hòa Bình, TP Hòa Bình).

Dù góp tiền với các hộ khác mua đường ống tự dẫn nước về nhà nhưng nước chảy rất nhỏ giọt, không đủ cho sinh hoạt. (Ảnh chụp tại gia đình bà Nguyễn Thị Sơn, xóm Máy 2, xã Hòa Bình, TP Hòa Bình).

(HBĐT) - Gần 20 năm qua, 19 hộ dân ở xóm Máy 2, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) khát nước sạch, mặc dù năm 2005, công trình nước sạch thuộc dự án 747 được xây dựng ở xóm và các hộ khác đã được hưởng lợi suốt từ đó đến giờ. Cùng với đó, tuy đã có điện từ lâu nhưng nhiều hộ vẫn phải dùng cột tre đi kéo điện cách xa hằng trăm mét cũng là nỗi trăn trở của người dân nơi đây.

 

Theo chia sẻ của người dân xóm Máy 2, trước khi có công trình nước sạch được đưa vào sử dụng ở xóm, người dân chủ yếu dùng nước suối, vừa xa, vừa không đảm bảo vệ sinh. Năm 2005, công trình đưa vào sử dụng, người dân hết sức vui mừng và chủ động trong công tác bảo trì, sửa chữa nên nguồn nước tương đối ổn định. Thế nhưng, từ đó đến giờ, vẫn còn 19 hộ chưa được hưởng lợi vì đường ống dẫn nước không lắp đặt tới khu vực họ sinh sống, mặc dù khoảng cách xa nhất từ nhà họ đến bể chữa chỉ cách chừng 800 mét. Để có nguồn nước sử dụng, gia đình bà Nguyễn Thị Sơn và nhiều hộ dân nơi đây phải đào giếng sâu đến 15 mét nhưng vào mùa khô nguồn nước cạn, không đủ cho sinh hoạt. Bà Sơn chia sẻ: “Mấy gia đình chúng tôi góp tiền mua đường ống, xây cái bể tạm ở mó để dẫn nước về chia nhau dùng nhưng đường ống nhỏ, lại thường bị vỡ do trâu, bò giẫm lên và đá lăn phải nên suốt ngày phải đi sửa. Thấy mọi người trong xóm có nước dùng, chúng tôi cũng tủi thân lắm”.

 

Những năm qua, nhiều hộ dân xóm Máy 2 phải dựng hàng chục cọc tre để kéo điện về nhà.       

Trong khi cả xóm có đường dây điện kéo đến tận nhà thì suốt hơn 20 năm qua, ông Nguyễn Văn Hưng và 11 hộ dân khác vẫn phải dùng cọc tre, mua dây dẫn để kéo điện về nhà. Ông Hưng cho biết: “Gia đình tôi phải kéo điện cách nhà đến gần 500 mét. Ban đầu, dùng dây nhỏ điện không đảm bảo, chúng tôi phải mua dây to nhưng chi phí đến vài triệu đồng. Năm nào cũng phải thay cột, 2-3 năm phải thay dây nên rất tốn kém. Chưa kể, điện kéo qua ruộng nhà người ta nên bị tiếng ra, tiếng vào. Mưa, gió cột điện bị đổ nên rất nguy hiểm”. Đó cũng là hoàn cảnh của gia đình anh Nguyễn Văn Liên. Theo lời anh Liên, kể từ khi có điện đến nay, anh không nhớ nổi gia đình mình đã phải thay dây điện bao nhiêu lần. Chỉ biết rằng, sau nhiều lần kiến nghị lên cấp trên, 3 năm trước, các anh vui mừng bao nhiêu thì bây giờ thất vọng bấy nhiêu. 26 cột điện đã được chôn xuống đảm bảo kéo điện đến tất cả các hộ chưa có điện, thế nhưng đến nay vẫn chưa kéo dây.

Ông Hà Quang Vinh, Trưởng xóm Máy 2 cho biết: “Tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt và phải dùng cọc tre đi kéo điện về ảnh hưởng nhiều đến đời sống của bà con. Đặc biệt, việc tự kéo dây điện với khoảng cách xa, chỉ dùng cọc tre tiềm ẩn nhiều nguy cơ về xảy ra chập cháy điện trong mùa mưa bão. Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên nhưng câu trả lời nhận được là khi nào có vốn mới đầu tư, thi công tiếp nên không biết đến bao giờ vấn đề này mới được giải quyết. Rất mong được sự quan tâm, đầu tư của các cơ quan chức năng”.

Trao đổi về vấn đề trên, đồng chí Tạ Ngọc Doanh – Chủ tịch UBND xã Hòa Bình cho biết: Các hạng mục của công trình nước sạch ở xóm Máy 2 hiện đã xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu cung cấp nước đủ cho tất cả các hộ trong xóm. Xã đã tiến hành khảo sát ở điểm đầu, điểm cuối của công trình và xây dựng kế hoạch, gửi đề xuất lên cấp trên đầu tư xây dựng cho xóm công trình nước sạch 1,5 tỷ đồng.  Còn vấn đề về điện, theo đồng chí Chủ tịch UBND xã, hiện, 100% người dân trong xã đã có điện sử dụng nhưng cũng như ở xóm Máy 2, nhiều hộ dân ở các xóm khác như: Máy 2, Máy 4, Cang cũng chưa có điện sử dụng đảm bảo theo tiêu chí NTM về điện. Xã cũng đã kiến nghị lên cấp trên bổ sung vốn, nâng cấp các Trạm biến áp để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân.

 

 

                                                                                      Viết Đào

    

Các tin khác


Về Hà Giang ăn cháo... Ấu Tẩu

Đến Hà Giang mà chưa đi cao nguyên đá Đồng Văn, chưa ăn miếng thịt to, chưa uống bát rượu đầy, chưa ăn bát cháo độc dược... thì coi như chưa đến. Anh bạn đồng nghiệp đã khẳng định chắc nịch ngay khi chúng tôi vừa đặt chân lên mảnh đất này.

Đường Trường Sơn huyền thoại

Những ngày tháng 5 lịch sử, trong không khí hào hùng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn mở đường (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình lại cùng đồng đội ôn lại quãng thời gian được cống hiến, hy sinh, những ngày hành quân mở đường, giữ đường, đánh địch, bảo vệ huyết mạch giao thông để bộ đội ta chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam.

Nhà tù Sơn La - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng

Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi được ví như "địa ngục trần gian” do thực dân Pháp xây dựng đã từng giam cầm, đày ải những người yêu nước và chiến sỹ cộng sản. Ngày nay, di tích này là "địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong cả nước.

Gặp gỡ chiến sỹ Điện Biên

Các cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều ở tuổi xưa nay hiếm. Nhưng với họ, thanh xuân hào hùng của một thời hoa lửa và ký ức về những ngày tháng gian khổ mà rất đỗi tự hào năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí.

Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục