Mấy bữa nay, nhà chị MN. ở phố nọ có chuyện gì mà tối hôm kia nghe thấy bát đũa loảng xoảng một hồi. Rồi có tiếng khóc, trách móc này nọ.

Tiếng chị thì to, lanh lảnh vang lên: "Tôi là không để yên đâu”, "Đừng léng phéng”. Tiếng anh thì thầm: "Nói cái gì đấy, đừng gắp lửa bỏ tay người. Tôi là người đứng đắn, đàng hoàng”…

Bà bán nước chè đầu phố phán đoán với bà bán bún chả: Chắc chị nhà thấy anh nhà dạo này cứ đi mút mùa nên nổi nóng…

Người thì bóng bẩy, phong độ thế kia, làm sao mà "ở không” được. Quả không sai, sáng nay, trước khi đi làm, chị MN. ra làm chén nước chè nóng và phân bua: "Cũng là chuyện chẳng đừng bà ạ. Cháu là cố nhịn lắm nhưng "chứng nào vẫn tật ấy”.

Bà bán chè thư thả: Trước đây, tôi thấy chú nhà "đoan trang”, đứng đắn chứ có gì mà cô cứ làm quá lên”.

Chị MN. dường như không thể nhịn thêm, dài giọng: "Thế bà không nhìn thấy dạo này lão ấy ăn diện, trau chuốt quá mức thế kia mà…

Diện lắm, mỗi khi đi đâu là "gương trước, gương sau”. Bà bán chè đai thêm: "Thì cô cũng phải để chú ấy tạo dáng với chứ. Mới chỉ nhìn thấy ăn diện mà đã "đai” là không nên. Thế cô đã bắt gặp chú ấy "chát chít”, hay ỡm ờ với ai chưa?

"Chưa ạ. Về chỉ thấy ôm máy tính, tính toán số liệu này nọ thôi… Có hôm "lão” ngủ quên, cháu kiểm tra cả máy tính lẫn điện thoại nhưng… trong sáng lắm. ở chỗ làm, cháu "cài” cả cô em họ lẫn chú lái xe nắm bắt tình hình mà không thấy dấu hiệu gì”. Chị MN. phân bua:

Thì đấy… Bình tĩnh tìm hiểu đã. Như thế thì tại cái gì mà cứ ồn cả lên thế…

ôi giời, mình làm ăn mấy năm ở ngõ này mà không nhận ra. Bà giật mình đánh thót một cái. Ngày trước, anh chồng chị MN. còn "thường thường bậc trung” thì cũng "chân chỉ hạt bột” như ai, ăn nói, ăn mặc từ tốn lắm. Nhưng từ khi được cái "Gờ-rúp” A. nọ bổ nhiệm vào vị trí khá quan trọng, anh thay đổi một trời, một vực. Tóc được tỉa tót, đánh luống và chải dầu bóng loáng, con ruồi bay qua không cẩn thận là gẫy cánh.

Quán cắt tóc và quán gội đầu cũng được đưa vào danh mục "chung thân” vì đã lựa chọn nát nước. Nước hoa thì thôi rồi, toàn các hãng của Pháp, ý thôi.

Riêng trang phục thì đáng phải nể. Mùa đông, đi cơ sở làm việc (nếu có ngủ lại), anh chuẩn bị mỗi ngày một bộ. Mùa hè, các loại áo sáng màu (đôi chút màu mè) được anh hết sức chú ý. Chuyện ăn mặc là lẽ hết sức tự nhiên, quyền người ta chứ. Miễn là đừng quá lố là được.

Nhưng chuyện thời trang đi cơ sở của anh vẫn khiến mấy người cùng ngõ và cùng tập đoàn lăn tăn. Mà cũng lạ nhỉ, nơi anh làm việc có phải môi trường văn công, văn nghệ sĩ gì đâu mà suốt ngày quần là áo lượt, nước hoa tung trời.

Mà đây toàn liên quan đến người lao động, bà con. Nếu đi gặp đối tác ký kết làm ăn thì không nói làm gì... Đằng này... Có lần xuống gặp người lao động ở phân xưởng nọ, trong khi mọi người quần áo còn bụi bặm lấm lem dẫu mỡ, đất đai, mồ hôi rơi lã chã thì người đối diện với họ: Com-pờ-lê là thẳng tắp, áo sơ mi hàng hiệu trắng tinh, giày đen bóng lộn. Riêng "quả tóc” thì… bóng lộn, nền nếp.

Những người xung quanh anh cũng được "hưởng lây” mùi nước hoa ngoại thơm dịu dành cho đàn ông thành đạt. Duy có điều anh không để ý, mấy cô gái ở phân xưởng nọ cứ bụm miệng, huých nhau khúc khích cười. Khi anh lên xe chở về trụ sở, họ còn nhấm nháy nhau: không biết lúc đi ngủ hoặc ăn cơm cùng vợ con, anh có đóng "phom” này không nhỉ?


Bùi Huy


Các tin khác


Xuân ấm

Gió xuân thổi nhẹ trên mấy cành đào phai. Lạ thật, chiều hôm trước trời còn se lạnh, những nụ hoa còn bọc kín bởi lớp vỏ khô cứng, vậy mà hôm nay những nụ hoa đã vụt lớn lên. Gió ấm mang sinh khí từ phía Đông, cùng với đó là những tia nắng mặt trời.

Lối về mùa xuân

Mùa đúng hẹn, thềm rải nắng đón nàng xuân về trong ban mai trong veo, tiết trời ấm áp chan hòa, vạn vật rộn ràng chào đón. Hơn từng ấy đời người, ta đã trải qua không biết bao nhiêu mùa xuân, ấy vậy mà cứ mỗi lần Xuân đến lòng lại bâng khuâng, xao xuyến.

Vì ta tin nhau

Hoài thuộc vào loại xinh gái nhất cơ quan theo như sự bình chọn của gần 30 chị em. Nhưng trớ trêu thay, cô lại phải qua "một lần đò” đầy đau khổ với người chồng vũ phu, bội bạc. Gần 40 tuổi, Hoài bắt đầu lại tất cả bằng chính đôi chân của mình. Không còn nhà lầu, xe hơi, sáng sáng cô đi làm bằng xe máy, mặc những bộ váy giản dị, dùng mỹ phẩm bình thường nhưng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi.

“Rau sạch”

Càng gần đến Tết Nguyên đán, cùng với tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài nên nhu cầu rau, củ, quả ở vùng "rừng xanh, núi đỏ” ngày càng tăng cao.

Anh vẫn hành quân

Cứ dịp tháng 12, khi về quê lại được nghe chú họ thổi sáo bài "Anh vẫn hành quân”(nhạc Huy Du, lời thơ Trần Hữu Thung). Chú không phải nghệ sĩ chuyên nghiệp, tuổi cũng không còn trẻ nhưng tiếng sáo rất khí thế như có hồn, bay bổng và vi vút đến không ngờ. Lúc mạnh mẽ trào dâng như đoàn quân băng băng về phía trước, lúc lại nhẹ nhàng, tha thướt, trữ tình như câu hát, tiếng sáo hay câu ca dao mộc mạc bay lượn trên những cánh đồng, vạt ngô xanh nơi đồng bãi quê nhà… "Anh vẫn hành quân/ Trên đường ra chiến dịch/ Mé đồi quê anh bước/ Trăng non ló đỉnh rừng/ Anh vẫn hành quân/ Lưng đèo qua bãi suối/ Súng ngang đầu anh gối/ Anh qua khắp tuyến đường…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục