(HBĐT) - Hàng năm, vào ngày 2/2 âm lịch, tại thị trấn Cao Phong (Cao Phong) diễn ra Lễ hội đền Bồng Lai. Lễ hội diễn ra nghi lễ rước Cô Đôi Thượng Ngàn đi tuần du từ đền Bồng Lai sang đền Đông Sơn và các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc. Lễ hội thu hút hàng nghìn du khách tham dự.


Đoàn rước Cô Đôi Thượng Ngàn vào cung cấm tại đền Đông Sơn để thực hiện nghi lễ cáo thánh tại Lễ hội đền Bồng Lai.

Năm 2012, đền Bồng Lai được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đền phụng thờ Đệ Nhị Thượng Ngàn Tiên Nương (tức Cô Đôi Thượng Ngàn Sơn Trang và các trư vị tiên thánh tứ phủ). Ngôi đền có từ thời vua Thành Thái thịnh trị năm thứ 2, tức năm Canh Dần 1890. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời gian, ngôi đền xuống cấp trầm trọng và dần mai một, chỉ còn lại một số dấu tích xưa tại khu đất của đền cùng với sự tồn tại của động Thiên Thai và một số hang động hùng vĩ trong núi Đầu Rồng. Được sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phương đóng góp về vật chất,   tinh thần, thủ nhang Trần Văn Hải đã đứng lên trùng hưng toàn bộ ngôi đền. 

Ông Trần Văn Hải - thủ nhang, Trưởng Ban quản lý di tích đền Bồng Lai chia sẻ: Lễ hội đền Bồng Lai phản ánh nét văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc ta, thể hiện sự tri ân của thế hệ con, cháu tới Đệ Nhị Thượng Ngàn Tiên Nương và các vị chư tiên thánh tứ phủ trong đạo Mẫu. Mọi người mong cô ban phước cho mùa màng bội thu, cho nhân khang, vật thịnh; mong cô che chở cho cuộc sống bình yên, giải tỏa tâm tư trắc ẩn, răn bảo hướng về chân - thiện - mỹ, hướng về một niềm tin thánh thiện.

Điều làm nên sự độc đáo tại Lễ hội đền Bồng Lai trước tiên là quy mô của đoàn rước. Đoàn rước gồm 26 đội khác nhau như: Đội múa rồng, đội chiêng, tám phương tướng hộ đàn, kiệu long đình, đội tế nữ... Trang phục của các đội rước và phương thức rước thánh phải đảm bảo đúng yêu cầu của tín ngưỡng thờ Mẫu. Dẫn đầu đoàn rước là đoàn múa rồng, múa lân, kết thúc đoàn rước là du khách và người dân địa phương. Đến đền Đông Sơn sẽ cung rước Cô Đôi Thượng Ngàn vào làm nghi thức cáo thánh. Sau đó, lấy nước tại giếng Thông Âm trong cung cấm đền Đông Sơn và cung rước thánh cô đáo hồi về đền Bồng Lai. Từ ngàn xưa, ở vùng Cao Phong, nước sinh hoạt thiếu, dưới chân núi Đầu Rồng có con suối thần, nước trong mát quanh năm, người dân ở đó thường ra suối gánh nước về dùng, Cô Đôi Thượng Ngàn cũng thường ra đó gánh nước về giúp đỡ ông bà. Sau nghi thức lấy nước sẽ cung rước thánh cô đáo hồi về đền Bồng Lai. Tại đền Bồng Lai thực hiện nghi lễ cúng an vị, tiếp theo là đoàn tế nam 16 hàng Hành Lảnh Giang Vọng vào thực hiện nghi thức tế thánh.

Ngoài ra, Lễ hội đền Bồng Lai còn diễn ra phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc. Màn trình tấu chiêng của 50 nghệ nhân thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Mường của vùng đất Mường Thàng. Các làn điệu dân ca, hát quan họ được đầu tư dàn dựng công phu, chuyên nghiệp. Ngoài ra, du khách còn được tham gia các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ.

 Đồng chí Khương Xuân Lịch, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong cho biết: Lễ hội đền Bồng Lai thu hút hàng nghìn du khách thập phương về tham dự. Để lễ hội diễn ra an toàn, Ban quản lý di tích đền Bồng Lai quan tâm tới vấn đề đảm bảo ANTT, vệ sinh môi trường, bố trí vị trí đỗ xe cho khách du lịch. Thông qua việc tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích đền Bồng Lai muốn quảng bá tới du khách về ý nghĩa của lễ hội và sự hùng vĩ, huyền bí quần thể núi Đầu Rồng. Bên cạnh đó, Ban quản lý còn liên kết tổ chức cho các đoàn khách từ đền Bồng Lai theo tour tới các điểm du lịch tâm linh của huyện Cao Phong như chùa Quèn Ang, chùa Khánh và du lịch lòng hồ Hòa Bình.

                                                                                 Thu Thủy


Các tin khác


Đất nước tươi đẹp qua ảnh của Vũ Hải

Ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Hải - vừa nhận kỷ lục quốc gia ‘Người được nhiều giải thưởng triển lãm ảnh thế giới nhất’ - mang đến những khung cảnh khi mát lành, khi lộng lẫy về đất nước tươi đẹp, và những khoảnh khắc trân quý cuộc đời.

Đồng bào Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, ấm áp

Kiên Giang có hơn 13% dân số là đồng bào Khmer (đứng thứ ba khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau Sóc Trăng và Trà Vinh) với khoảng 56.400 hộ, 238.000 nhân khẩu. Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm nay diễn ra từ 14 - 16/4/2023 (nhằm 24, 25 và 26 tháng 2 Âm lịch).

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh.

Kiến trúc độc đáo nhà dài truyền thống của người Ê Đê

Đồng bào Ê Đê sinh sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, ngoài ra còn có một số nhóm người Ê Đê định cư ở các địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa… Từ thời xa xưa, người Ê Đê đã làm những ngôi nhà sàn dài để ở và tránh thú dữ. Nhà dài truyền thống Ê Đê đã đi vào sử thi, truyện cổ, âm nhạc, hội họa như những trang huyền thoại.

Khám phá di sản văn hóa nổi tiếng thế giới – Qua chuỗi 6 nước châu Âu “Ý – Thụy Sĩ – Pháp – Bỉ – Hà Lan – Đức”

Châu Âu đã quá nổi tiếng với quá trình xây dựng lịch sử văn hóa và kinh tế tương đối lâu đời, mang đậm nét Hy Lạp cổ đại. Với bề dày lịch sử, các thành phố luôn là điểm thu hút đối với những du khách muốn tìm hiểu một trong những nền văn hóa và văn minh bậc nhất thế giới này.

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận?

Bạn có thể tự hào khi biết rằng ngoài 3 di sản thiên nhiên thế giới thì Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu thế giới được UNESCO vinh danh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục