Tháng Giêng, nhiều lễ hội truyền thống diễn ra ở nhiều vùng, miền của đất nước, trong đó đáng chú ý là Lễ hội chùa Keo mùa xuân thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.



Sáng 28-1 (nhằm ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch), tại ngôi cổ tự hơn 400 năm tuổi, đông đảo nhân dân địa phương và du khách gần xa đã chìm đắm trong không khí lễ hội làng đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, đó là hội chùa Keo mùa xuân.

Thời tiết khá mưa rét nhưng không ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức các trò chơi dân gian diễn ra hằng năm tại đây. Trong sáng nay, trò chơi thổi cơm thi đã diễn ra giữa các thôn, làng nằm quanh ngôi chùa cổ kính này. Sau đó, là thi bịt mắt bắt vịt, leo cầu ngô…

Theo ông Vũ Ngọc Khuê, cán bộ Ban Quản lý di tích chùa Keo, Lễ hội mùa xuân khác hoàn toàn lễ hội mùa thu (hội chính diễn ra vào trung tuần tháng tám âm lịch) ở chỗ không chú trọng nhiều vào những lễ nghi tôn giáo như lễ tế mở cửa đền, hay rước kiệu Thánh, mà đơn thuần mang tính chất hội làng truyền thống của cư dân trồng lúa nước.

Chùa Keo đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Lễ hội chùa Keo cũng được coi là một trong những lễ hội lớn đầu năm ở khu vực miền bắc. Trên con sông Trà Lĩnh trước chùa chảy ra sông Hồng, người đi hội có thể thưởng ngoạn cuộc thi bơi trải, thi kèn trống, biểu diễn các điệu múa cổ...

Lễ hội mùa xuân nhằm tri ân Thiền sư Không Lộ, có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông, được phong làm Quốc sư. Lễ hội nhiều năm qua thu hút du khách thập phương ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp cư dân trong vùng đến du xuân, cầu may mắn.

                                   Theo Nhandan

Các tin khác


Đất nước tươi đẹp qua ảnh của Vũ Hải

Ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Hải - vừa nhận kỷ lục quốc gia ‘Người được nhiều giải thưởng triển lãm ảnh thế giới nhất’ - mang đến những khung cảnh khi mát lành, khi lộng lẫy về đất nước tươi đẹp, và những khoảnh khắc trân quý cuộc đời.

Đồng bào Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, ấm áp

Kiên Giang có hơn 13% dân số là đồng bào Khmer (đứng thứ ba khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau Sóc Trăng và Trà Vinh) với khoảng 56.400 hộ, 238.000 nhân khẩu. Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm nay diễn ra từ 14 - 16/4/2023 (nhằm 24, 25 và 26 tháng 2 Âm lịch).

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh.

Kiến trúc độc đáo nhà dài truyền thống của người Ê Đê

Đồng bào Ê Đê sinh sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, ngoài ra còn có một số nhóm người Ê Đê định cư ở các địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa… Từ thời xa xưa, người Ê Đê đã làm những ngôi nhà sàn dài để ở và tránh thú dữ. Nhà dài truyền thống Ê Đê đã đi vào sử thi, truyện cổ, âm nhạc, hội họa như những trang huyền thoại.

Khám phá di sản văn hóa nổi tiếng thế giới – Qua chuỗi 6 nước châu Âu “Ý – Thụy Sĩ – Pháp – Bỉ – Hà Lan – Đức”

Châu Âu đã quá nổi tiếng với quá trình xây dựng lịch sử văn hóa và kinh tế tương đối lâu đời, mang đậm nét Hy Lạp cổ đại. Với bề dày lịch sử, các thành phố luôn là điểm thu hút đối với những du khách muốn tìm hiểu một trong những nền văn hóa và văn minh bậc nhất thế giới này.

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận?

Bạn có thể tự hào khi biết rằng ngoài 3 di sản thiên nhiên thế giới thì Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu thế giới được UNESCO vinh danh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục