1. Về sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành:

Đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc để rà soát lại các quy định để bảo đảm tính thống nhất giữa Luật cạnh tranh và các luật chuyên ngành khác mà theo tôi là chưa thực sự bảo đảm tính thống nhất đồng bộ.

Để minh họa, tôi xin trình bày sự mâu thuẫn giữa những quy phạm điều chỉnh thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và Luật Phá sản

Điều 88 của Luật Phá sản có nội dung giảm nợ, miễn nợ, hoãn nợ và biện pháp khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.

Song theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của dự thảo Luật Cạnh tranh thì "Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là thoả thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác ðộng hoặc có khả năng gây tác ðộng hạn chế cạnh tranh". Nếu đối chiếu với định nghĩa này thì thỏa thuận hoãn nợ, giảm nợ hay xóa nợ cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản trên có thể là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 12 dự thảo Luật Cạnh tranh: Khi được hoãn nợ, giảm nợ hay xóa nợ, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản sẽ giảm giá mặt hàng kinh doanh so với hoàn cảnh không được hoãn nợ, giảm nợ hay xóa nợ vì giá ĐẦU vào của các mặt hàng này được giảm. Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp cạnh tranh không trong tình trạng phá sản, tức là các doanh nghiệp không được hoãn nợ, giảm nợ hay xóa nợ. Điều đó cũng có nghĩa là thỏa thuận của các chủ nợ nêu trên có khả năng gây hạn chế cạnh tranh và bị cấm theo Luật Cạnh tranh nhưng được thiết lập và hợp pháp trên cơ sở của Luật Phá sản.

2. Về phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh

Điều 114. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh

1. Mức phạt dựa trên tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. và mức phạt tối đa là 500 triệu đồng.

Như vậy, mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm cụ thể như: Hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; tập trung kinh tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mức tiền phạt dựa trên hai yếu tố là số % được quy định đối với từng hành vi vi phạm và tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.


Đại biểu Quốc hội Trần Đăng Ninh(Hòa Bình) đóng góp ý kiến tại hội nghị

Việc quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật trong thời điểm vi phạm dựa trên cơ sở mức doanh thu của đối tượng vi phạm đã thực hiện trong "quá khứ”, có lẽ không phản ảnh đúng mức trách nhiệm pháp lý phải chịu tương xứng với tính chất, mức độ hành vi vi phạm - một trong những nguyên tắc cơ bản của việc xử lý vi phạm hành chính. Thiết nghĩ, nội dung này cần được nghiên cứu, quy định lại cho phù hợp theo hướng dựa trên hậu quả gây ra do hành vi vi phạm phạm luật của đối tượng vi phạm.

3. Pháp luật về cạnh tranh cần quy định rõ "Bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh”

Điều này vô cùng quan trọng vì việc cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh cần dựa vào hành vi của bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 117 của dự án Luật cạnh tranh thì " Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật, nếu bên phải thi hành không tự nguyện thi hành, không khiếu nại lên Thủ trưởng Cơ quan cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 98 của Luật này thì bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó."

Tuy nhiên, dự án Luật lại chưa quy định cụ thể bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bao gồm những chủ thể nào. Có thể dựa theo quy định của Luật Thi hành án dân sự mà hiểu rằng bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Thế nhưng trong một số trường hợp, việc xác định cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là không dễ dàng.

Vì vậy theo tôi, dự thảo luật nên quy định rõ bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là một hoặc một số các chủ thể sau: Người khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, hoặc bên bị điều tra (trong trường hợp người bị điều tra không vi phạm pháp luật cạnh tranh nhưng bị thiệt hại trong quá trình điều tra xử lý đối với chủ thể này thì họ trở thành người được hưởng quyền, lợi ích trong quyết định được thi hành). 


                                                             Minh Hiếu(Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp)



Các tin khác


Chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của Nhân dân

(HBĐT) - Thời gian qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện mạnh mẽ, kiên quyết từ Trung ương đến địa phương với quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ và không chịu sức ép của bất cứ cá nhân nào”. Chính vì vậy, không ít cán bộ từ cấp Trung ương, tỉnh, đến huyện, xã "nhúng chàm” tham nhũng, tiêu cực đã bị đưa ra ánh sáng, bị xử lý nghiêm minh và thống nhất, đồng bộ giữa xử lý kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự.

Kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Thi hành kỷ luật một số tổ chức, đảng viên vi phạm

Trong các ngày 12 và 13/4/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 28.

Quyết liệt ngăn chặn tham nhũng góp phần phát triển kinh tế-xã hội

Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hằng năm cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về mức độ tham nhũng tương đối ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dựa trên nhận thức về tham nhũng trong khu vực công. Chỉ số được tổng hợp dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm: Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, rủi ro tư nhân, các công ty tư vấn và các tổ chức khác. Điểm số phản ánh quan điểm của các chuyên gia và giới kinh doanh, điểm càng cao có nghĩa sẽ càng minh bạch và ít tham nhũng hơn.

Ban Bí thư kỷ luật khai trừ Đảng Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca cùng 3 cá nhân

Ban Bí thư vừa quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các ông: Nguyễn Đồng, Trương Minh Hiến, Vũ Hữu Song, Đỗ Hữu Ca.

Thể lệ Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023

(HBĐT) - Nhằm phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy vai trò của Nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023.

Huyện Tân Lạc chủ động phòng chống tham nhũng, lãng phí

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc luôn coi trọng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí (TNLP), kịp thời phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm, góp phần thực hiện các mục tiêu KT-XH, củng cố lòng tin của nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục