(HBĐT) - Trong vụ xuân 2020, Công ty TNHH MTV Tân Hiếu Hưng đã đưa lô giống sắn KM419 từ tỉnh Đắk Lắk về trồng xen với các giống sắn bản địa tại vùng nguyên liệu sắn các huyện: Lạc Sơn, Mai Châu, Yên Thuỷ. Lô giống này đã bị nhiễm bệnh khảm lá sắn, đây là loại bệnh nguy hiểm, có khả năng phát tán, lây lan nhanh chóng qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng và qua hom giống. Vì vậy, cần có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của chính quyền cơ sở, cơ quan chuyên môn, người dân và doanh nghiệp để ngăn chặn triệt để, hạn chế khả năng ảnh hưởng của bệnh đến năng suất cây trồng từ nay đến cuối vụ. 

 


Cán bộ chuyên trách xã tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến bệnh khảm lá sắn tại xã Cun Pheo (Mai Châu).

Đồng chí Lê Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) huyện Mai Châu cho biết: Ngay sau khi có công văn chỉ đạo của tỉnh, huyện đã gửi văn bản tới UBND các xã, thị trấn, yêu cầu các địa phương khẩn trương rà soát, khoanh vùng những diện tích nhiễm bệnh. Qua kiểm tra phát hiện gần 2.000 m2 diện tích sắn tại xã Cun Pheo nhiễm bệnh khảm lá. Huyện đã chỉ đạo xã tiến hành nhổ bỏ, tiêu huỷ những cây bị bệnh, nhằm ngăn chặn lây lan ra các diện tích xung quanh, do đó, đến thời điểm này, toàn huyện không còn nguồn bệnh khảm lá sắn tồn tại trên đồng ruộng. 

Theo Sở NN&PTNT, diện tích sắn đã nhiễm bệnh trên toàn tỉnh khoảng 13 ha, những cây bị bệnh đã biểu hiện sinh trưởng kém, năng suất sụt giảm mạnh (trên 60%) so với cây khoẻ. Để ngăn chặn bệnh khảm lá sắn lây lan ra các vùng trồng sắn trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 1306/UBND-NNTN về việc tăng cường các biện pháp ngăn chặn bệnh khảm lá hại cây sắn. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các huyện đã có diện tích bị bệnh khảm lá sắn khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương thực hiện tuyên truyền rộng rãi đến các địa phương có trồng sắn và người trồng sắn biết về mức độ nguy hại của bệnh, các biện pháp phòng, chống bệnh. Các phòng NN&PTNT huyện chủ trì, phối hợp UBND cấp xã, Trung tâm DVNN và Công ty TNHH MTV Tân Hiếu Hưng tiến hành rà soát từng vườn sắn của các hộ có diện tích sắn nhiễm bệnh. Lập biên bản đánh giá hiện trạng vườn sắn, xác định tỷ lệ cây bị bệnh, mức độ bệnh; thống nhất phương án tiêu hủy nguồn bệnh theo cách rà soát từng hàng sắn, nhổ và đem ra khỏi ruộng những khóm sắn bị bệnh. Khi vào vụ thu hoạch sắn, các địa phương tạo điều kiện để doanh nghiệp thu mua sắn từ những vườn đã bị bệnh trước. 

Đối với các huyện, thành phố chưa phát hiện có nguồn bệnh khảm lá sắn, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền đến nông dân về tác hại của bệnh khảm lá sắn; tuyệt đối không mua, vận chuyển, sử dụng nguồn hom giống sắn từ những tỉnh, địa bàn đã có dịch. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thường xuyên điều tra phát hiện bệnh khảm lá sắn tại các vùng trồng sắn, có biện pháp xử lý kịp thời nếu phát hiện nguồn bệnh. Bên cạnh đó, Công ty TNHH MTV Tân Hiếu Hưng cần nỗ lực cùng cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở và các hộ nông dân trong việc rà soát diện tích sắn nhiễm bệnh, tiêu hủy cây bị bệnh. Có trách nhiệm thu mua sớm, toàn bộ sản lượng sắn của các hộ có ruộng nhiễm bệnh, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hủy tàn dư sau thu hoạch; bàn bạc, thống nhất với từng hộ dân về đánh giá mức độ thiệt hại trên những ruộng nhiễm bệnh, thống nhất mức hỗ trợ các hộ phần hao hụt năng suất do phải thu hoạch sớm những cây bị bệnh, hỗ trợ chất đốt cho các hộ tiêu hủy nguồn bệnh. 

Đồng chí Vũ Thị Thanh Huyền, Chi cục phó Chi cục TT&BVTV cho biết: Bệnh khảm lá gây hại cục bộ trên diện tích sắn ở địa bàn các xã: Tân Mỹ, Vũ Bình ( Lạc Sơn), Cun Pheo (Mai Châu) và một số ruộng tại huyện Yên Thuỷ. Ngay khi bệnh xuất hiện, chi cục đã nhanh chóng chỉ đạo các địa phương điều tra, phát hiện sớm và tiêu huỷ những cây bị bệnh, tránh lây lan ra diện rộng. Đồng thời, hướng dẫn cho cán bộ cơ sở, người trồng sắn về cách nhận biết, các biện pháp quản lý bệnh khảm lá sắn. Hiện, tình hình bệnh đã cơ bản được kiểm soát, các địa phương tiếp tục tiêu huỷ những cây bị bệnh còn lại, tăng cường bám sát đồng ruộng để theo dõi diễn biến của bệnh khảm lá thời gian tới, từ đó kịp thời xử lý dịch bệnh, bảo đảm năng suất cây trồng.

Chi cục cũng khuyến cáo, các địa phương không tiến hành tái canh cây sắn trong niên vụ 2021 trên những ruộng đã nhiễm bệnh và diện tích xung quanh. Vận động nông dân chuyển đổi sang cây trồng khác ngoài cây ký chủ của bọ phấn (ngô, lạc, đậu). Tuyệt đối không mua bán, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển nguồn hom giống sắn từ các vùng có dịch để làm giống cho vụ sau.

Thu Hằng


Các tin khác


1.581 hộ đồng bào dân tộc có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua rà soát, tỉnh có 1.126 hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư tại chỗ, xen ghép và 455 hộ cần bố trí ổn định dân cư tập trung.

Xã Chí Đạo phát triển các mô hình sản xuất để giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Cách đây hơn 6 năm, anh Bùi Văn Chiến, hộ cận nghèo xóm Ong Man, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội phát triển chăn nuôi trâu theo hướng vỗ béo. Cùng với sự nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, anh mở thêm cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng và mặt hàng gas tiêu dùng tại nhà.

Xã Tử Nê quan tâm cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Nhờ được phân bổ các nguồn lực và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển KT-XH, đời sống người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) xã Tử Nê, huyện Tân Lạc nói riêng đã có nhiều đổi thay.

Triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc

(HBĐT) - Hiện nay, các chính sách dân tộc tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng dân tộc đã phát huy hiệu quả tích cực. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân chương trình phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm (2021 – 2023) và đánh giá kết quả 9 tháng năm 2023 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh chủ trì hội nghị.

Huyện Lạc Thủy chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của ĐBDTTS được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục