Tát tiếp viên hàng không chỉ là một chuyện. Nhiều kẻ dùng hàng hiệu, ngồi ghế hạng sang… nhưng cách hành xử thì lỗ mãng, vô văn hóa. Đáng lo…

 

Vụ việc một hành khách đi máy bay của Vietnam Airlines (VNA), ngồi ở khoang hạng C (là khoang VIP dành cho những người có nhiều tiền) tát một nữ tiếp viên vì ngủ dậy không tìm thấy điện thoại đâu khiến nhiều người “choáng”.

Vụ việc đã được VNA xử lý, phạt hành chính vị khách 15 triệu đồng. Nhưng, nhiều người không đồng tình với việc thông cáo của VNA giấu tên kẻ “côn đồ lắm tiền” hành xử lỗ mãng kia. Và việc chỉ xử phạt 15 triệu đồng không đủ để răn đe, phòng trừ các hành vi côn đồ, vô văn hóa, mất lịch sự có thể còn tiếp diễn trên các chuyến bay.

Không có lý gì, Hàng không Việt Nam không cấm bay đối với hành khách trên tất cả các chặng bay nội địa của các hãng hàng không nội địa. Hay vì ông ta có nhiều tiền nên có quyền chỉ bị phạt mà không bị nêu danh tính?

 

Còn nhớ, Cục hàng không Việt Nam đã không ít lần thông báo danh tính của những người dùng giấy tờ của người khác để lên tàu bay. Họ, những người chưa một lần được đi máy bay, có thể do hiểu biết tưởng rằng chỉ cần mua được vé là đi lại bình thường… nhưng đã bị xử lý nghiêm khắc, phạt tiền, thậm chí làm bị cấm bay trong một thời gian. Thế mà có những kẻ, rõ ràng làm xấu đi hình ảnh an ninh, trật tự trên các chuyến bay lại chỉ bị xử lý nhẹ nhàng, liệu có ổn? Phạt tiền 15 triệu đồng, chứ cả trăm triệu với những người giàu thì chỉ như “gãi ngứa” thôi.

Trở lại với câu chuyện xảy ra giữa vị khách ở khoang hạng C với cô tiếp viên hàng không. Nếu chuyện đó xảy ra với hàng không giá rẻ, với khoang vé hạng phổ thông… thì nhiều người có thể tặc lưỡi rằng đó là “hàng chợ” thì tránh sao nổi những kẻ “du thủ, du thực”. Nhưng ở khoang hạng C, nơi mà nhiều người nghĩ rằng, ở đó là "thượng đế" hạng sang không chỉ nhiều tiền mà còn văn minh, lịch sự hơn số đông khác một bậc. Nhưng không, sau hàng loạt những chuyện mà khách VIP, những người nhiều tiền, sành điệu… gây ra ở chốn công cộng thì mới thấy hóa ra không ít trong số này lại là “trọc phú”.

Các cụ ta có câu “Hơn nhau tấm áo manh quần/Đến khi cởi trần ai cũng giống ai”. Nhiều người ăn mặc lịch sự, dùng đồ hàng hiệu… nhưng ở nơi công cộng lại không biết nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ, thiếu văn hóa xếp hàng hoặc cư xử không đúng mực nơi công cộng. Tiền của anh/chị có thể “đè chết người”, nhưng ở nơi công cộng thì người nghèo kiết xác và người giàu “nứt đố, đổ vách” đều phải ứng xử trên một nền văn hóa chung. Anh giàu không có nghĩa anh có quyền đè đầu cưỡi cổ người khác, được quyền mạt sát, xúc phạm người lao động sau đó chỉ cần chuộc lỗi bằng tiền là xong.

Câu chuyện về văn hóa công cộng, đặc biệt là trên các chuyến bay, cần được điều chỉnh một cách nghiêm túc, để làm sao xóa đi những kiểu ông "Vua con", muốn làm gì thì làm./.

 

 

                                                                                   

 

                                                                            Theo VOV.VN

 

Các tin khác


Dự kiến 3 mức điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024

Sẽ có 3 mức điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024 cho 3 nhóm đối tượng khi cải cách tiền lương.

Tuyên truyền, tư vấn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại chợ khu vực Mường Chiềng

Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Hòa Bình vừa phối hợp Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh) và Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đà Bắc, UBND xã Mường Chiềng, Chi hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng huyện tổ chức tư vấn, tuyên truyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại chợ khu vực Mường Chiềng.

Chấm dứt bạo lực,vun đắp yêu thương

Đó là chủ đề của Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) năm 2024. Ngày nay, khi mỗi người chung tay xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) vẫn tồn tại và diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức. Do đó, các cấp, ngành đã và đang triển khai các giải pháp đấu tranh để hạn chế, từng bước xóa bỏ BLGĐ trong đời sống xã hội.

Xây dựng môi trường, điều kiện làm việc an toàn cho người lao động

Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trong năm 2023 tăng gấp 2 lần so với năm 2022, nhất là trong khu vực có quan hệ lao động; nhiều vụ cháy nổ xảy ra, đặc biệt gây thiệt hại về người… là những tồn tại trong công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh.

Chậm nộp phạt nguội, ô tô không được cấp đăng kiểm tạm 15 ngày

Nếu chưa nộp phạt nguội, các chủ xe ô tô sẽ bị từ chối kiểm định khi đăng kiểm và không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm thời trong thời hạn 15 ngày như trước đây.

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động khi không có việc làm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục