(HBĐT) - Đó là khẳng định của đồng chí Khuất Thị Thủy, Phó trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ -TB&XH) khi đánh giá về việc thực hiện chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn tỉnh ta.

 

Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra công tác ATVSLĐ tại Công ty nước sạch Vinaconex trên địa bàn huyện Kỳ Sơn

 

Chương trình quốc gia về ATVSLĐ được triển khai với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực đã góp phần nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ. Trong giai đoạn 2011- 2015, toàn tỉnh có khoảng 400 doanh nghiệp được tiếp cận, phổ biến thông tin về ATVSLĐ. Trong đó có 138 doanh nghiệp tập huấn xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ; 11 doanh nghiệp được hỗ trợ và áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý ATVSLĐ; hơn 2.000 người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, các nghề độc hại nguy hiểm, 544 người làm công tác ATVSLĐ được tập huấn công tác ATVSLĐ. Việc tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác ATVSLĐ được quan tâm. Trong 5 năm đã có 634 lượt cán bộ cấp huyện, xã được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng. Cùng với đó, người sử dụng lao động đã tăng cường các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc tại doanh nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Kết quả đã giảm tần suất tai nạn lao động từ 1,0%o (năm 2011) xuống còn 0,21%o (năm 2015).

 

Tuy nhiên, theo đồng chí Khuất Thị Thủy, hiện nay, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác ATVSLĐ của tỉnh ta còn gặp một số khó khăn, hạn chế, còn doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm pháp luật về ATVSLĐ như: không xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động, không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động hoặc có trang bị chỉ mang tính hình thức, chất lượng không đảm bảo, không huấn luyện ATVSLĐ trong doanh nghiệp, không có các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, không xây dựng quy trình và biện pháp làm việc an toàn. Về phía người lao động, tác phong làm việc chưa mang tính công nghiệp, ý thức chấp hành công tác ATVSLĐ chưa cao, không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị. Một số lao động còn chưa nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình nên còn xem nhẹ công tác ATVSLĐ - PCCN. Mặt khác, lực lượng thanh tra về ATVSLĐ còn mỏng, công tác thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ - PCCN còn hạn chế về số lượng, chất lượng. Kinh phí cho công tác ATVSLĐ rất hạn chế...

 

Để khắc phục thực trạng này, từ đầu năm đến nay, Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ - PCCN lần thứ 18 được tổ chức đồng loạt tại các huyện, thành phố với chủ đề “Doanh nghiệp và người lao động tích cực, chủ động thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình theo Luật ATVSLĐ”. Ban chỉ đạo Tuần lễ tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra công tác ATVSLĐ, PCCN tại 18 doanh nghiệp, 3 ban chỉ đạo cấp huyện để nhắc nhở, kiến nghị kịp thời những việc đã làm được và chưa làm được của các đơn vị, doanh nghiệp. Sở LĐ -TB&XH cũng gửi công văn đề nghị các huyện, thành phố thống kê lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Tổ chức triển khai Luật ATVSLĐ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 và hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai tuyên truyền, tập huấn Luật và các văn bản quy phạm pháp luật mới về công tác ATVSLĐ.

 

Sở LĐ -TB&XH tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Chương trình ATVSLĐ tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, để thực hiện các chỉ tiêu cụ thể chương trình đề ra sẽ tập trung vào 3 nhóm giải pháp chủ yếu: Một là, về cơ chế, chính sách sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ; đẩy mạnh lồng ghép các hoạt động của chương trình quốc gia về ATVSLĐ với các chương trình khác. Hai là, về thông tin, tuyên truyền, tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền; tiếp tục đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng về công tác ATVSLĐ. Ba là, về khoa học - công nghệ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và người lao động nghiên cứu, ứng dụng KHCN về ATVSLĐ để phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như: khai thác và chế biến khoáng sản, luyện kim, hóa chất, xây dựng và một số ngành nghề khác.

 

 

                                                                  Hương Lan

 

 

 

Các tin khác


Dự kiến 3 mức điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024

Sẽ có 3 mức điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024 cho 3 nhóm đối tượng khi cải cách tiền lương.

Tuyên truyền, tư vấn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại chợ khu vực Mường Chiềng

Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Hòa Bình vừa phối hợp Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh) và Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đà Bắc, UBND xã Mường Chiềng, Chi hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng huyện tổ chức tư vấn, tuyên truyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại chợ khu vực Mường Chiềng.

Chấm dứt bạo lực,vun đắp yêu thương

Đó là chủ đề của Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) năm 2024. Ngày nay, khi mỗi người chung tay xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) vẫn tồn tại và diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức. Do đó, các cấp, ngành đã và đang triển khai các giải pháp đấu tranh để hạn chế, từng bước xóa bỏ BLGĐ trong đời sống xã hội.

Xây dựng môi trường, điều kiện làm việc an toàn cho người lao động

Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trong năm 2023 tăng gấp 2 lần so với năm 2022, nhất là trong khu vực có quan hệ lao động; nhiều vụ cháy nổ xảy ra, đặc biệt gây thiệt hại về người… là những tồn tại trong công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh.

Chậm nộp phạt nguội, ô tô không được cấp đăng kiểm tạm 15 ngày

Nếu chưa nộp phạt nguội, các chủ xe ô tô sẽ bị từ chối kiểm định khi đăng kiểm và không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm thời trong thời hạn 15 ngày như trước đây.

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động khi không có việc làm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục