Để tránh giá lạnh của mùa đông, hiện nay, nhiều hộ nông dân trong tỉnh Lạng Sơn đang tranh thủ thu hoạch củ gừng. Vụ gừng năm nay, ở các địa phương trong tỉnh đều tăng cả diện tích và sản lượng nhưng lại phải " khóc", vì gừng cay, giá cả bèo bọt, giá một kg củ gừng tươi chỉ từ bốn đến năm nghìn đồng.

Người dân ở thôn Nà Pất, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn đang tranh thủ thu hoạch gừng tươi.

Đến thôn Nà Pất, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn vào những lạnh giá, ở trên những thửa ruộng bậc thang bà con nơi đây đang tranh thủ thu hoạch gừng. Anh Hoàng Văn Tươi, dừng tay than phiền: Năm nay gia đình trồng hơn một sào gừng trên chân ruộng một vụ lúa, ước thu được hơn 300kg. Mọi năm giá bán một kg được từ 20 nghìn đồng có khi lên đến 50 nghìn đồng/kg, thấy được giá bà con thi nhau trồng gừng nhưng năm nay chỉ bán được từ ba đến bốn nghìn đồng/kg. Cả vụ gừng nếu bán hết cũng chỉ thu được hơn 1,2 triệu đồng, số tiền này không đủ tiền mua giống, phân bón, coi như công cốc cho cả một năm trồng và chăm sóc.

Chủ tịch UBND xã Vân Thủy, Hoàng Văn Phách cho biết: Là xã thuần nông, những năm qua bà con trong xã đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ. Trước kia, nhiều chân ruộng chỉ trồng được một vụ lúa nay bà con đều chuyển sang trồng các loại cây như: gừng, bí đao, ớt, khoai tây… Nhiều hộ gia đình nhờ đó cũng đã xóa được đói, giảm được nghèo. Nhưng do thị trường giá cả bấp bênh, người nông dân luôn rơi vào cái vòng lẩn quẩn “được mùa thì mất giá”. Chính quyền xã cũng chỉ biết tuyên truyền vận động nhân dân, trồng các loại cây cho hợp lý… Năm nay, bà con trong xã trồng gần 15 ha gừng, sản lượng ước đạt 460 tấn nhưng do giá cả quá thấp nhiều hộ không muốn thu hoạch gừng.

Cũng như xã Vân Thủy, nhiều hộ dân trồng gừng ở xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng, cũng than vãn vì giá gừng rẻ thê thảm. Phó chủ tịch UBND xã Chiến Thắng, Tô Văn Lễ, bày tỏ: Là xã có đến hơn 90% diện tích đồi rừng nên hầu hết các hộ gia đình trong xã có vườn đồi đều trồng gừng, giá gừng năm nay quá thấp so với bốn năm trở lại đây. Người dân chỉ còn biết thở dài, chấp nhận tình cảnh được chăng hay chớ, mong được bù đắp phần nào để lại tái sản xuất cho các vụ sau.

 

Gừng được nhiều hộ dân thu hoạch về đóng vào bao tải chờ đem bán.

Anh Hoàng Văn Inh, làm đại lý thu mua gừng ở ga Bản Thí, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng, cho biết: Ở đây có đến năm điểm thu mua gừng cho bà con. Nguyên nhân giá gừng thấp là do năm nay gừng không xuất khẩu được nên các công ty chỉ thu mua về sấy khô ép để làm tinh dầu gừng... Một số đại lý thu mua cũng tranh thủ vào những ngày đông lạnh giá, để ép người trồng gừng phải bán với giá thấp, vì nếu để qua đông củ gừng sẽ bị thối nên người trồng gừng luôn bị thua thiệt.

Không chỉ ở các xã thuộc huyện Chi Lăng mà nhiều hộ nông dân trồng gừng ở các huyện khác như: Văn Lãng, Lộc Bình... cũng lâm vào tình cảnh này do giá gừng xuống thấp. Nhiều hộ nông dân không biết tiêu thụ gừng đi đâu, đành bán tống, bán tháo hoặc chấp nhận để gừng thối ở ruộng… Thực trạng trên không chỉ xảy ra với củ gừng mà nhiều năm nay cũng xảy ra với nhiều loại cây trồng khác như: bí xanh, dưa hấu... nhưng chưa được các ngành chức năng của tỉnh có biện pháp hỗ trợ giúp đỡ người nông dân. Các mối liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa người nông dân với doanh nghiệp chưa được chú trọng. Vì vậy, sản phẩm làm ra người nông dân rất bấp bênh, thua thiệt đủ đường. Đây là vấn đề mà các cấp, ngành của tỉnh cần tìm giải pháp tháo gỡ, hoạch định các vùng sản xuất tập trung, bảo đảm đầu ra cho sản phẩm.

 

                                                                                     TheoNhandan

Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục